Sau 3 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo ở Hoàng Su Phì

09:19, 20/02/2019

BHG - Nhờ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực vươn lên của người nghèo nên kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 10-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI ở huyện Hoàng Su Phì đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đã giảm từ 61,04% năm 2015, xuống 42,82% năm 2018. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo, nhiều xã và gia đình đã tranh thủ được nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đồng thời phát huy được thế mạnh của địa phương cũng như khơi dậy ý chí vươn lên, phấn đấu thoát nghèo bền vững của người nghèo.

Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì trao tặng ti vi cho các hộ nghèo xã Nậm Dịch.
Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì trao tặng ti vi cho các hộ nghèo xã Nậm Dịch.

Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm gắn với mục tiêu cải thiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; việc thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo là hết sức cần thiết, cấp bách. Để triển khai Chương trình đạt yêu cầu đề ra, huyện Hoàng Su Phì đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống. Hàng năm, huyện chủ động rà soát, kiểm tra và phân tích các nguyên nhân gây nghèo, mức thiếu hụt các dịch vụ cơ bản của từng hộ; nắm bắt nhu cầu hợp pháp, chính đáng để hỗ trợ đúng mục đích, nhiều chính sách và dự án giảm nghèo được quan tâm bố trí ngân sách và thực hiện đồng bộ; nhất là chính sách hỗ trợ trực tiếp đến người nghèo, như: Hỗ trợ sản xuất (tiền mua cây, con giống, phân bón, tiền điện thắp sáng, thuốc phòng dịch bệnh); hỗ trợ y tế, giáo dục, làm nhà ở, chương trình 135; đào tạo dạy nghề, tạo việc làm..., giúp người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và được hưởng thụ tốt hơn các dịch vụ công.

Về kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo trong năm 2018, huyện đã hỗ trợ cây, con giống, phân bón các loại cho 1.250 hộ với nguồn kinh phí sự nghiệp trên 3,7 tỷ đồng; trên 4.850 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận vốn vay tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ trên 150 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ 21,7 tỷ đồng của Chương trình 135, huyện đã đầu tư xây dựng 24 công trình trọng điểm tại các xã trên địa bàn huyện (Gồm 2 công trình giao thông, 9 công trình giáo dục, 6 công trình y tế, 2 công trình nước sinh hoạt, 4 công trình thủy lợi, 2 công trình điện sinh hoạt); cùng đó, đầu tư nâng cấp 5 công trình giao thông và 7 công trình thủy lợi tại các xã trên địa bàn từ Chương trình 30a với nguồn vốn 19,3 tỷ.

Cũng trong năm 2018, huyện đã giải quyết việc làm mới cho 1.696 lao động; đào tạo, dạy nghề ngắn hạn cho 761 lao động; Ngân hàng CSXH đã giải ngân cho vay 914 lượt hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với số tiền 36,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các chính sách về giáo dục, y tế..., cũng được triển khai kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục đích. Năm học 2018 - 2019, từ nguồn ngân sách nhà nước, huyện đã thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 8.150 học sinh; hỗ trợ tiền ăn bán trú cho 8.277 học sinh bán trú dân nuôi và học sinh Mầm non với tổng kinh phí  22,7 tỷ đồng; thực hiện mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 60.430 đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số...

Đồng chí Hoàng Hải Thức, Trưởng phòng Lao động, TB&XH huyện, cho biết: Là cơ quan chuyên trách của huyện, Phòng đã bám sát tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; xác định đúng đối tượng, khuyến khích các hộ có nhu cầu đăng ký thoát nghèo, đồng thời phân công các thành viên phụ trách, giúp đỡ các hộ có khả năng thoát nghèo... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn nhiều khó khăn như: Nhiều hộ dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại và muốn được vào danh sách hộ nghèo để hưởng các chế độ chính sách của nhà nước; việc duy trì các mô hình giảm nghèo chưa bền vững; một số hộ sau khi được hỗ trợ vẫn có nguy cơ tái nghèo; nguồn vốn phân bổ thực hiện các chương trình giảm nghèo còn chậm và không tập trung nên dẫn đến khó quản lý; Trung tâm GDNN- GDTX huyện chưa được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc thực hành tại cơ sở nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn...

Bài, ảnh: Đại Tâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển chăn nuôi - hướng thoát nghèo của người dân Mèo Vạc

BHG - Trước những bất lợi về địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, huyện Mèo Vạc xác định phát triển chăn nuôi là một những hướng đi chính trong phát triển kinh tế. Với việc thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, địa phương đã từng bước xây dựng bước đi vững chắc trên con đường thoát nghèo.

 

20/02/2019
Phong Quang vào vụ trồng dưa hấu

BHG - Thời gian này, nông dân xã Phong Quang (Vị Xuyên) đang tích đẩy nhanh tiến độ trồng dưa hấu vụ Xuân - Hè 2019; đây là loại cây trồng được một số hộ dân trong xã trồng tự phát vào năm 1993. Nhận thấy hiệu quả kinh tế, từ năm 2015 trở lại đây, người dân đã mở rộng diện tích và không ít gia đình trong xã đã có cuộc sống tốt hơn và thoát nghèo nhờ trồng dưa hấu. 

20/02/2019
Nhộn nhịp hoạt động thương mại tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy

BHG - Từ ngày 6.2 (tức mùng 2 tết Kỷ Hợi 2019), khi không khí Xuân đang tràn ngập trên mọi góc phố, trong mỗi nếp nhà, thì các hoạt động thương mại tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy đã diễn ra nhộn nhịp. Các đơn vị liên ngành tại Cửa khẩu bố trí lực lượng trực Tết, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra bình thường. Các doanh nghiệp tranh thủ thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu hàng hóa tăng cao để đẩy mạnh hoạt động thương mại...

20/02/2019
Quản Bạ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

BHG - Xác định chăn nuôi là một trong những hướng phát triển kinh tế hiệu quả; những năm qua, huyện Quản Bạ đã đẩy mạnh phát triển theo hướng hàng hóa. Thông qua việc xây dựng các mô hình gia trại, trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế, từng bước nâng cao đời sống của người dân. Đến thăm mô hình nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo của gia đình ông Hạng Chính Vương, thôn Lùng Cúng, xã Thanh Vân, được biết: Trước đây ông chỉ nuôi 2 - 3 con bò lấy sức kéo. 

19/02/2019