Cuộc sống mới của người Cờ Lao ở Phú Lũng

10:56, 12/02/2019

BHG - Huyện Yên Minh có 16 dân tộc, trong đó, dân tộc Cờ Lao là một trong những dân tộc có số dân ít nhất; cộng đồng dân tộc Cờ Lao ở Yên Minh chỉ có ở các xã: Mậu Duệ, Mậu Long, Ngọc Long, Phú Lũng và Bạch Đích; trong đó, Phú Lũng là địa phương có đông người Cờ Lao sinh sống nhất. Với sự quan tâm đặc biệt cùng nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, những năm qua, người Cờ Lao ở Phú Lũng ngày càng có cuộc sống tốt hơn.

Tuyến đường bê-tông và Hội trường thôn Xà Ván mới được đầu tư.
Tuyến đường bê-tông và Hội trường thôn Xà Ván mới được đầu tư.

Theo con đường bê - tông dài 3 km từ trung tâm xã Phú Lũng đến  thôn Xà Ván, nơi sinh sống của các hộ dân Cờ Lao; Bác Cáo Mình Vảng, 54 tuổi, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Cờ Lao đón chúng tôi bằng cái bắt tay nồng ấm, xua tan cái lạnh “cắt da, cắt thịt” của đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa Đông năm nay. Bác Vảng chia sẻ: Tổ tiên chúng tôi về sống ở thôn Xà Ván rất lâu rồi. Người Cờ Lao ở đây không sống tập trung thành cụm mà xen ghép với người Mông, Dao... Dù chỉ chiếm số ít trong tổng dân số của xã, nhưng người Cờ Lao luôn được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng thiết yếu; điều này đã làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây.

Bác Cáo Mình Vảng (bên phải) trò chuyện với cán bộ xã, thôn.
Bác Cáo Mình Vảng (bên phải) trò chuyện với cán bộ xã, thôn.

Hiện, cộng đồng người Cờ Lao ở Phú Lũng có 19 hộ với trên 100 khẩu. Trong số này, chỉ còn 3 hộ nghèo và 100% số hộ đều có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố. Người Cờ Lao nơi đây chủ yếu phát triển kinh tế bằng trồng trọt và chăn nuôi dê, trâu, bò sinh sản với số lượng nhỏ; nên thu nhập không cao. Những hộ có nghề xây dựng thì có thu nhập khá hơn, do đi làm thuê cho các cơ sở sử dụng lao động trong và ngoài địa phương.

Cộng đồng người Cờ Lao ở Phú Lũng cũng giống như tại các địa phương khác, do thuộc nhóm các dân tộc rất ít người nên thường sinh sống không tập trung; dẫn đến điều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu thốn nên được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ đặc biệt. Những năm qua, thực hiện Đề án Phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc Cờ Lao, tỉnh ta đã hỗ trợ, đầu tư trên 14 tỷ đồng thực hiện các dự án, như: Bê tông hóa đường giao thông nông thôn, điện sinh hoạt, xây dựng “hồ treo” và hệ thống dẫn nước.... Đặc biệt, các cấp, các ngành luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Cờ Lao.

Những năm gần đây, Ban Dân tộc tỉnh và huyện Yên Minh phối hợp được 2 lần tổ chức Lễ hội Truyền thống dân tộc Cờ Lao tại huyện Yên Minh; đồng thời hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động của đội văn nghệ thôn và hỗ trợ radio cho các hộ  là người Cờ Lao. Ngoài ra, người Cờ Lao ở Phú Lũng còn được cấp phát 19 bộ trang phục truyền thống; hỗ trợ sửa chữa nhà ở, làm nhà vệ sinh, đào tạo nghề cho thanh niên, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và khôi phục lại một số bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc…

Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lũng, Trương Thế Phúc, cho biết: Trong thời gian thực hiện Đề án Phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc Cờ Lao, xã đã nhận được sự quan tâm lớn từ Ban Dân tộc tỉnh và cấp ủy, chính quyền huyện; sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn xã. Các chính sách hỗ trợ tổng thể từ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và trực tiếp cho các gia đình người Cờ Lao đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống, xã hội của bà con dân tộc Cờ Lao nói riêng, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển chung của xã Phú Lũng.

Bài, ảnh:  TRUNG NHÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Agribank Hà Giang khai Xuân

BHG - "Đón xuân Kỷ Hợi - tri ân khách hàng", là chương trình khai Xuân nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi, do Agribank tỉnh Hà Giang thực hiện. Chương trình tổ chức trong sáng 11.2 (tức 7.1 tết), tại: Khu vực Hội sở Agribank tỉnh, chi nhánh các huyện, các phòng giao dịch trực thuộc; áp dụng cho tất cả khách hàng là cá nhân, tổ chức, có hoạt động giao dịch bằng tiền mặt, tiền vay, chuyển khoản, mở thẻ cá nhân.

 

12/02/2019
Kinh tế biên mậu - kỳ vọng trước Xuân mới

Xuân 2019 - "Phát triển kinh tế biên mậu (KTBM) gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng" là 1 trong 5 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020. Xuân này, KTBM của tỉnh đã đạt những con số ấn tượng, mở ra nhiều kỳ vọng trong tương lai. Thực hiện mục tiêu phát triển KTBM, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển...

12/02/2019
Bắc Quang tập trung sản xuất vụ Xuân

BHG - Theo kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm nay, huyện Bắc Quang tập trung cấy trên 3.750 ha lúa, trồng 2.750 ha ngô và trên 2.000 ha lạc. Ngay sau những ngày vui Xuân, đón Tết Nguyên đán nông dân trong huyện đã đổ ra đồng trồng cấy vụ Xuân. Nhờ chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư, phân bón, phương tiện làm đất, chủ động dự trữ nước tại các hồ đập và nạo vét kênh mương dẫn nước tưới tiêu đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trồng cấy vụ Xuân theo đúng tiến độ. Dự kiến, đến ngày 20.2.2019 toàn huyện Bắc Quang sẽ hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ Xuân.

 

12/02/2019
Điểm tô nét Xuân nông thôn miền đá

Xuân 2019 - Xác định xây dựng Nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, Đảng bộ huyện Mèo Vạc đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kết hợp nội lực trong nhân dân, với phương châm "dễ làm trước, khó làm sau, việc cần ít tiền làm trước, việc cần nhiều tiền làm sau" và để nhân dân làm chủ thể, đã tạo ra phong trào sâu rộng trong cộng đồng dân cư, được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; góp phần tạo nên bức tranh nông thôn khởi sắc.

11/02/2019