Yên Minh - chợ gia súc góp phần thúc đẩy chăn nuôi hàng hóa

08:40, 16/10/2018

BHG - Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của tỉnh nói chung và huyện Yên Minh nói riêng. Từ sự định hướng, chỉ đạo cùng các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi được ban hành thời gian qua, đàn gia súc ở Yên Minh đã không ngừng được phát triển; đặc biệt, là chăn nuôi hàng hóa. Kết quả này, có sự đóng góp đáng kể từ hoạt động của các chợ gia súc trên địa bàn.

Chợ gia súc xã Du Giàtrung bình có 50 - 100 con gia súc được đem đến trao đổi, mua bán mỗi phiên.  Trong ảnh: Một góc chợ gia súc Du Già.
Chợ gia súc xã Du Giàtrung bình có 50 - 100 con gia súc được đem đến trao đổi, mua bán mỗi phiên. Trong ảnh: Một góc chợ gia súc Du Già.

Tính đến đầu tháng 9, tổng đàn gia súc của huyện có trên 100.000 con. Trong đó, đàn trâu 13.901 con, bò 21.338 con, lợn 53.368 con và đàn  dê 11.972 con. Để đàn gia súc phát triển và tăng trưởng ổn định, trong những năm qua, huyện Yên Minh đã triển khai hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo của tỉnh về phát triển chăn nuôi như: Đề án “Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”; Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh về các chính sách khuyến khích sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hàng hóa. Đồng thời, UBND huyện cũng ban hành nhiều đề án, kế hoạch cũng như các chương trình riêng nhằm hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn… Đặc biệt, huyện luôn khuyến khích mở các chợ phiên gắn với chợ gia súc để tạo điều kiện cho người dân buôn bán, trao đổi gia súc nhằm thúc đẩy chăn nuôi hàng hóa và hình thành các mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc. Cho đến nay, định hướng và các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc của tỉnh, huyện được nhiều hộ dân ở Yên Minh coi là điều kiện cần và đủ để các hộ mạnh dạn mở rộng chăn nuôi quy mô lớn, theo hướng hàng hóa.

Theo khảo sát, trên địa bàn huyện Yên Minh hiện có 3 chợ gia súc đang hoạt động gồm: Du Già, Mậu Duệ và Sủng Thài; chợ Du Già hiện là chợ gia súc lớn nhất của huyện, trung bình mỗi phiên chợ có khoảng 60 - 100 con trâu, bò được trao đổi, mua bán. Chợ Mậu Duệ, mỗi phiên có khoảng 50 - 70 con và chợ Sủng Thài trung bình có khoảng 30 - 50 con. Gia súc được đem ra bán tại các chợ chủ yếu là của người dân và thương lái ở các xã trong huyện và một số xã của các huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê và Bảo Lâm (Cao Bằng).

Trực tiếp tham dự phiên chợ gia súc ở xã Du Già, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là, không khí tấp nập người bán, người mua. Toàn khu chợ có khoảng trên 50 con trâu, bò được đưa đến trao đổi trong phiên này. Những con trâu, bò to khỏe, béo tốt của các hộ dân lần lượt được xuất bán cho các thương lái với giá lên tới gần 30 triệu đồng con. Cùng đó, hàng chục chiếc xe tải luôn trong trạng thái sẵn sàng vận chuyển gia súc khi khách có nhu cầu.

Anh Ly Mí Pó, thôn Sảng Pả 2, xã Đường Thượng và anh Ly Mí Nhù, thương lái đến từ xã Lũng Phìn (Đồng Văn) cho biết: “Tuần nào chúng tôi cũng đi chợ gia súc ở Du Già, trâu, bò của người dân mang đến đây bán khá đẹp, thường được chúng tôi trả giá cao hơn so với các chợ khác trong huyện; nếu mua được, chúng tôi thuê xe tải chở về. Con nào béo có thể mang bán ở các phiên chợ khác, những con gầy đem về vỗ béo khoảng 2 – 3 tháng rồi lại bán; trung bình mỗi con có thể lãi được 1 – 3 triệu đồng”.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh, Phạm Xuân Diệu: Các chợ gia súc trên địa bàn huyện hoạt động khá hiệu qua, với hàng trăm lượt gia súc được đưa đến, trao đổi, mua, bán thành công mỗi tuần. Định hướng phát triển chăn nuôi của huyện đều gắn với thị trường tiêu thụ là các chợ phiên, chợ gia súc. Tuy nhiên, hầu hết các chợ gia súc trên địa bàn huyện đều mở theo hình thức tự phát; chưa có quy hoạch cụ thể, chi tiết hoặc có quy hoạch nhưng vướng các quy định của trên (như quy hoạch chợ gia súc tại trung tâm huyện thì lại vướng Quyết định 438 của Chính phủ). Bên cạnh đó, ngân sách huyện eo hẹp, chưa bố trí được nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng nên chưa phát huy hết tiềm năng hoạt động của các chợ. Trong thời gian tới, huyện sẽ thu hút và xã hội hóa đầu tư để các chợ gia súc ngày một phát triển hơn; góp phần làm tăng giá trị đàn gia súc và tạo động lực cho người dân phát triển chăn nuôi.

Được biết, trong năm 2018, huyện Yên Minh phấn đấu phát triển mới 29 gia trại chăn nuôi gia súc; trong đó, 11 gia trại trâu, bò; 16 gia trại lợn và 2 gia trại dê. Cùng với đó, xây dựng một cơ sở sản xuất giống lợn, với mục tiêu mỗi năm cung ứng 600 con lợn giống… Tin tưởng rằng, với những định hướng, chính sách khuyến khích đang thực hiện, cùng hiệu quả hoạt động của các chợ gia súc; mục tiêu phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa ở Yên Minh sẽ hoàn thành đúng tiến độ.

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giải "bài toán" đầu ra cho cam Sành Bắc Quang

BHG - Cam Sành từ lâu được biết đến là cây chủ lực của huyện Bắc Quang trong sản xuất hàng hóa, giúp làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện. Những năm gần đây, cam Sành ngày càng phát triển cả về diện tích cũng như trình độ thâm canh. Tuy nhiên đến nay, việc tìm đầu ra ổn định cho cây cam vẫn còn là vấn đề nan giải. Được biết, diện tích cam Sành toàn huyện là 3.762,6 ha, sản lượng đạt trên 35.000 tấn/năm. Tuy diện tích và sản lượng cam lớn, xong người trồng cam nhiều năm nay vẫn phải loay hoay trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

16/10/2018
Mèo Vạc: Gặp mặt kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam

BHG - Nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10), vừa qua, Hội Doanh nghiệp huyện Mèo Vạc tổ chức gặp mặt các doanh nhân trên địa bàn. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo huyện. Những năm qua, Hội doanh nghiệp huyện Mèo Vạc đã không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển KT – XH của địa phương. Hàng năm, doanh nghiệp giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách của huyện. 

15/10/2018
Bắc Mê tổng kết mô hình giống lúa thuần J02 vụ mùa năm 2018

BHG - Sáng 12.10, tại xã Minh Ngọc (Bắc Mê), UBND huyện tổ chức Hội thảo nhằm đánh giá mô hình giống lúa thuần J02 vụ Mùa năm 2018. Dự hội nghị có lãnh đạo huyện Bắc Mê, lãnh đạo 13/13 xã thị trấn của huyện và đông đảo người dân trong xã. Giống lúa J02 là giống lúa thuần dòng Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản, là giống lúa có khả năng sinh trưởng phát triển khá, cây cứng, chống đổ tốt, đẻ nhánh khá, bộ lá xanh, năng suất đạt 65 tạ/ha, có khả năng chống chịu tốt với nhiều loại sâu, bệnh hại và khả năng thích ghi cao. 

12/10/2018
Khối Tài chính – Kế hoạch tỉnh: Giao ban đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu - chi NSNN

BHG - Sáng ngày 11.10, tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Giang, Khối Tài chính – Kế hoạch tỉnh tổ chức Hội nghị Giao ban đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng đầu năm, giải pháp thực hiện 3 tháng cuối năm 2018. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo đại diện KBNN, Cục Hải quan tỉnh, Sở Tài chính, sở Kế hoạch & Đầu tư và Cục thuế tỉnh; Lãnh đạo các phòng trực thuộc tuyến huyện, thành phố; lãnh đạo các Ban QLDA chuyên ngành của tỉnh. Tại hội nghị, Giám đốc KBNN Hà Giang đã thông qua cáo kết quả thực hiện dự toán thu – chi...

12/10/2018
Ghế xoay cũ giao hàng miễn phí gửi hàng đi úc Đơn vị trung gian đặt hàng Trung Quốc