Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang giao ban 9 tháng đầu năm

22:12, 16/10/2018

BHG - Ngày 16.10, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị giao ban 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Tham dự có đồng chí Nguyễn Xuân Thịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang; đại diện các ngân hàng thương mại, ngân hàng CSXH và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang phát biểu tại hội nghị
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang phát biểu tại hội nghị

Trong 9 tháng đầu năm, hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã tập trung bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 20 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương là 10.192 tỷ đồng đạt 52,8% kế hoạch đề ra, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 1.321 tỷ đồng; tổng đầu tư tín dụng cho nền kinh tế là gần 19.700 tỷ đồng, đạt 64,2% kế hoạch đề ra, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 2.766 tỷ đồng… Nợ xấu toàn địa bàn là 146,1 tỷ đồng, chiếm 0,74% tổng đầu tư tín dụng. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã tổ chức tốt công tác thanh toán và lưu thông tiền tệ, đảm bảo an toàn thanh khoản, đáp ứng nhu cầu tiền mặt và các phương tiện thanh toán cho các thành phần kinh tế. Công tác an toàn kho quỹ được đảm bảo, không để xảy ra thiếu, mất tiền và tài sản, đã kịp thời phát hiện và thu giữ tiền giả trong lưu thông…

  Thảo luận tại hội nghị, đại diện các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã tập trung vào những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ, trên cơ sở đó đề ra những nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm là: Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn các doanh nghiệp trên địa bàn; phấn đấu 3 tháng cuối năm 2018 vốn tín dụng toàn địa bàn tăng thêm khoảng 1.100 tỷ đồng; tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương; chủ động nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng nhằm bảo đảm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn phát triển KT-XH của tỉnh.

Tin, ảnh: Lê Hải

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiệu quả từ mô hình trồng cỏ Pakchong 1 Thái Lan tại xã Cán Tỷ

BHG - Là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện Quản Bạ, do nhiều nguyên nhân khách quan, như: Thổ nhưỡng, khí hậu không thuận lợi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, các mô hình chăn nuôi thiếu sự liên kết, chủ yếu tự cung, tự cấp. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên;  trong những năm, qua cấp ủy, chính quyền xã Cán Tỷ đã xác định: Muốn xóa đói, giảm nghèo cho người dân, địa phương cần phải gắn kết sự nhỏ lẻ, manh mún từ hình thức chăn nuôi truyền thống, thành các mô hình chăn nuôi quy mô hàng hóa.

 

16/10/2018
Xã Đường Hồng huy động sức mạnh tập thể phát triển kinh tế

BHG - Nhằm khuyến khích người dân phát triển kinh tế và tổ chức lại sản xuất, Đảng bộ và chính quyền xã Đường Hồng (Bắc Mê) xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm; trong đó, chăn nuôi được cho là ngành kinh tế mũi nhọn. Xã đã phát động phong trào "Mỗi hội, đoàn thể một mô hình phát triển kinh tế"; qua đó, đã hình thành nhiều mô hình hay, hiệu quả; phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương.

 

16/10/2018
Yên Minh - chợ gia súc góp phần thúc đẩy chăn nuôi hàng hóa

BHG - Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của tỉnh nói chung và huyện Yên Minh nói riêng. Từ sự định hướng, chỉ đạo cùng các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi được ban hành thời gian qua, đàn gia súc ở Yên Minh đã không ngừng được phát triển; đặc biệt, là chăn nuôi hàng hóa. Kết quả này, có sự đóng góp đáng kể từ hoạt động của các chợ gia súc trên địa bàn.

 

16/10/2018
Giải "bài toán" đầu ra cho cam Sành Bắc Quang

BHG - Cam Sành từ lâu được biết đến là cây chủ lực của huyện Bắc Quang trong sản xuất hàng hóa, giúp làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện. Những năm gần đây, cam Sành ngày càng phát triển cả về diện tích cũng như trình độ thâm canh. Tuy nhiên đến nay, việc tìm đầu ra ổn định cho cây cam vẫn còn là vấn đề nan giải. Được biết, diện tích cam Sành toàn huyện là 3.762,6 ha, sản lượng đạt trên 35.000 tấn/năm. Tuy diện tích và sản lượng cam lớn, xong người trồng cam nhiều năm nay vẫn phải loay hoay trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

16/10/2018