Vị Xuyên tái cơ cấu ngành Nông nghiệp bằng các mô hình hiệu quả

08:26, 21/09/2018

BHG - Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh, huyện Vị Xuyên có nhiều mô hình mới, cách làm hay trong phát triển nông – lâm nghiệp, tạo sức lan tỏa sâu rộng để người dân trong và ngoài huyện tham quan, học tập.

Mô hình trồng lúa J02 tại xã Đạo Đức vụ Xuân 2018 cho năng suất, chất lượng cao.
Mô hình trồng lúa J02 tại xã Đạo Đức vụ Xuân 2018 cho năng suất, chất lượng cao.

Hiện, trên địa bàn huyện Vị Xuyên có 215 mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp điển hình (mô hình) do cán bộ, đảng viên và nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Trong đó, có 97 mô hình trồng chủ yếu cây ăn quả, mía, chè, Thảo quả, lúa chất lượng cao và trồng rừng kinh tế…; 88 mô hình phát triển chăn nuôi, trong đó chăn nuôi trâu, bò có 36 mô hình, với quy mô ít nhất từ 20 con; nuôi lợn, dê, hươu, nai… có 35 mô hình; nuôi gia cầm, thủy cầm 31 mô hình; nuôi ong: 6 mô hình; nuôi thủy sản có 16 mô hình... Trong đó có một số mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Liên kết trồng mía tại các xã Phong Quang, Thuận Hòa, Kim Linh; trồng dưa hấu, Thanh long ruột đỏ tại Phong Quang, Trung Thành, Việt Lâm và xã Phương Tiến; trồng rau an toàn trong nhà lưới tại thị trấn Vị Xuyên, Việt Lâm và xã Đạo Đức; lúa chất lượng cao giống J02 tại các xã Linh Hồ, Đạo Đức, Tùng Bá, Việt Lâm, Thanh Đức và Trung Thành…; phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa tại các xã Linh Hồ, Trung Thành, Đạo Đức và Việt Lâm…; chăn nuôi lợn đen, gà đen tại các xã Linh Hồ, Ngọc Minh, Bạch Ngọc, Kim Thạch; chăn nuôi cá Hồi tại xã Phương Tiến, cá lồng tại các xã Thuận Hòa, Đạo Đức và Việt Lâm…

Mô hình nuôi trâu vỗ béo tại xã Trung Thành.
Mô hình nuôi trâu vỗ béo tại xã Trung Thành.

Về lĩnh vực trồng trọt, xác định cam là cây thế mạnh, trong những năm qua, huyện Vị Xuyên chú trọng đầu tư, phát triển. Đến nay toàn huyện có 677,6 ha cây cam các loại, trong đó cây cam Sành 594,6 ha và các loại cam khác như: Cam Đường canh, cam Vinh, cam Chanh chiếm 83 ha. Diện tích cam trồng chủ yếu tập trung tại các xã Việt Lâm, Trung Thành, Quảng Ngần, thị trấn Việt Lâm và mở rộng ra các xã Bạch Ngọc, Ngọc Linh, Linh Hồ, thị trấn Vị Xuyên... Năng suất cam bình quân các năm đạt từ 10 - 12 tấn/ha, sản lượng đạt trên 800 tấn, cây cam đem lại nguồn thu nhập tương đối cao cho người dân. Hiện Vị Xuyên có 2 HTX Minh Thành và HTX Hương Cam và 3 Tổ hợp tác sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap với tổng diện tích 84,1 ha/146 hộ, năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, hộ đầu tư thâm canh cho năng suất cao đạt 20 - 25 tấn/ha. Việc sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP đã cho năng suất, chất lượng cao hơn, được thị trường ưa chuộng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng cam.

Mô hình trồng rau trong nhà lưới tại thị trấn Vị Xuyên.
Mô hình trồng rau trong nhà lưới tại thị trấn Vị Xuyên.

Ông Nguyễn Văn Tiển, thôn Nặm Quăng, xã Quảng Ngần, huyện Vị Xuyên cho biết: Trước đây gia đình chủ yếu trồng lúa, ngô, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, được sự hỗ trợ của tỉnh, của huyện bằng các nguồn vốn vay, hỗ trợ, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư trồng cây cam Sành, đào ao thả cá, đến nay, gia đình tôi thoát nghèo và trở thành hộ khá giả trong thôn. Hiện gia đình có trang trại 5,3 ha; trong đó trồng cam Sành 4,5 ha, ao nuôi trồng thủy sản 8.000 m2; có hơn 700 gốc cam từ 17- 19 năm tuổi, năm 2017 sản lượng đạt gần 70 tấn quả, bình quân hàng năm cho thu nhập từ 600 - 700 triệu đồng.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện Vị Xuyên đang tập trung phát triển theo quy mô trang trại, gia trại. Từ khi Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh được ban hành và đi vào cuộc sống, nhiều hộ dân đã được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, chăn nuôi theo quy mô hàng hóa. Đến nay, huyện Vị Xuyên giải ngân được 63 tỷ 871 triệu đồng/645 hồ sơ vay vốn; các hộ dân đã mua được 2.612 con trâu, bò và sinh thêm được 375 con bê, nghé. Toàn huyện hiện có 78 trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung; trong đó có 2 trang trại và 76 gia trại. Điển hình có Trang trại lợn Hà Huy, tổ 11, thị trấn Việt Lâm, rộng 0,3 ha; quy mô luôn được duy trì từ 700 – 1.000 con; Trang trại hộ ông Đỗ Minh Thông, mạnh dạn vay 1,2 tỷ đồng theo Nghị quyết số 209 đầu tư hệ thống chuồng trại rộng 700m2, mua 60 con bò cái sinh sản, phát triển theo hình thức nuôi nhốt, đến nay số bò cái đã đẻ được 40 con, tăng đàn lên 100 con; doanh thu từ phát triển chăn nuôi bò nhốt đạt 250 triệu đồng/năm. Hợp tác xã phụ nữ Hướng Dương có 12 thành viên, với các phương án chăn nuôi trâu quy mô 120 con, bán ra thị trường 72 con, đem lại doanh thu 1 tỷ 750 triệu đồng; chăn nuôi lợn quy mô 300 con, sản lượng bán ra thị trường 6 tháng đầu năm là 7,5 tấn, doanh thu 300 triệu đồng. Hộ ông Nguyễn Văn Hoàng, thôn Nà Khà, xã Linh Hồ nuôi trâu vỗ béo, năm 2016 ông vay vốn ưu đãi theo Nghị quyết số 209 để phát triển chăn nuôi trâu, bò với phương án nuôi trâu vỗ béo quy mô 18 con, bình quân mỗi năm xuất chuồng 3 lứa, đem lại doanh thu 600 triệu đồng/năm, nhờ đó tạo được việc làm thường xuyên cho các thành viên trong gia đình…

Có thể thấy, bằng việc vận dụng linh hoạt các chính sách của tỉnh và hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế điển hình, huyện Vị Xuyên đang từng bước cụ thể hóa việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh với mục tiêu cốt lõi là nâng cao giá trị thu hoạch/ha cây trồng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đặc sản Bánh chưng gù Hà Giang – Khơi dậy một nghề truyền thống

BHG - Thời gian gần đây, từ chất lượng thơm ngon khó cưỡng của mình mà sản phẩm Bánh chưng gù Hà Giang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến và tìm mua. Đặc biệt, đối với những khách hàng thường xuyên của các Siêu thị Bic C Hà Nội và Bic C Nam Định thì sản phẩm Bánh chưng gù Hà Giang là một món hàng không thể thiếu được trong giỏ hàng mua sắm của chị em hàng ngày. Để tìm lời giải về sự cuốn hút của loại đặc sản này đối với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh...

21/09/2018
Toàn tỉnh huy động gần 200.000 ngày công tham gia xây dựng Nông thôn mới

BHG - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), tính đến đầu tháng 9, các huyện, thành phố trong tỉnh đã tổ chức gần 1.400 đợt ra quân xây dựng NTM với 109.680 lượt người tham gia. 100% các huyện, thành phố tổ chức phát động Phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và ký kết thực hiện các chỉ tiêu năm 2018. Qua đó, toàn tỉnh đã huy động nhân dân hiến trên 210.000m2 đất, đóng góp 197.413 ngày công...

20/09/2018
Bắc Mê, nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các hộ vay vốn theo Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh

BHG - Nghị quyết (NQ) 209 và 86 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Nhưng khi triển khai vào cuộc sống cũng gặp khó khăn và huyện Bắc Mê đã đưa ra nhiều biện pháp tháo gỡ, khơi thông nguồn vốn. Quá trình triển khai NQ 209 và 86 của HĐND tỉnh trên địa bàn huyện đã phát sinh một số vướng mắc như...

20/09/2018
Gian nan con đường xây dựng Nông thôn mới ở Pả Vi

BHG - Những năm qua, xã Pả Vi (Mèo Vạc) đã nỗ lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, từng bước cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc hoàn thành lộ trình xây dựng NTM đối với xã vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.  Từ khi triển khai xây dựng NTM đến nay, xã Pả Vi mới đạt 9/19 tiêu chí, gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, thông tin và truyền thông, lao động có việc làm, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, an ninh trật tự xã hội...

19/09/2018