Sôi nổi Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi"

08:50, 18/09/2018

BHG - Những năm qua, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi” được Hội Nông dân tỉnh triển khai mạnh mẽ, sâu rộng và đạt nhiều kết quả quan trọng; tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy tính sáng tạo trong sản xuất của hội viên; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Sản xuất cam theo quy trình VietGAP giúp gia đình ông Nguyễn Đình Long (bên phải), xã Tân Thành (Bắc Quang) có thu nhập khá.                            Ảnh: Thu Phương
Sản xuất cam theo quy trình VietGAP giúp gia đình ông Nguyễn Đình Long (bên phải), xã Tân Thành (Bắc Quang) có thu nhập khá. Ảnh: Thu Phương

Thực hiện Quyết định số 944-QĐ/HNDTW ngày 4.9.2014 của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam về “Tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp” và Nghị quyết số 29-NQ/HNDTW, ngày 4.7.2016 của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam về “Đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp làm giàu và giảm nghèo bền vững”; các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phát động phong trào thi đua sôi nổi; hàng năm tổ chức cho hội viên đăng ký thi đua và bình xét, công nhận. Các hội viên căn cứ tiềm năng về đất đai, khí hậu, nguồn vốn, lao động, cơ chế chính sách hỗ trợ… để đăng ký thực hiện các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Số hộ đăng ký SXKD giỏi tăng lên hàng năm. Năm 2013, có 700 hộ hộ đăng ký SXKD giỏi; năm 2018, số hộ đăng ký tăng lên 22.371 hộ. Qua bình xét, hiện số hộ đạt tiêu chí SXKD giỏi là 12.756 hộ, đạt 57% so với tổng số hộ đăng ký. Đặc biệt, trong đó, nhiều hộ SXKD giỏi có thu nhập từ hàng trăm đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Tiêu biểu như: nông dân Triệu Mùi Líu (Hoàng Su Phì) thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm; Cam Thanh Huynh (Bắc Quang) thu nhập  hơn 1,3 tỷ đồng/năm; Đặng Văn Minh (Vị Xuyên) thu nhập gần 1,1 tỷ đồng/năm; Nguyễn Văn Kỳ (Bắc Mê) thu nhập 899 triệu đồng/năm; Giàng Khua Già (Mèo Vạc) thu nhập 900 triệu đồng/năm...

Là huyện trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh, những năm qua, huyện Vị Xuyên luôn chú trọng tổ chức phát động phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi. Hội Nông dân các xã, thị trấn chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, dạy nghề khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao KHKT cho hàng nghìn lượt hội viên; làm tốt vai trò “cầu nối” giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội với hội viên, để tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế; đẩy mạnh nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi; lồng ghép thực hiện tốt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp huyện Vị Xuyên giai đoạn 2016 – 2020; khuyến khích người dân phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất; nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có trên 200 mô hình kinh tế nông nghiệp; hàng trăm hội viên đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp. Một số mô hình tiêu biểu, mang lại thu nhập cao cho người dân như: Mô hình trồng cam; trồng chè; cánh đồng mẫu 5 cùng; sản xuất lúa chất lượng cao J02; liên kết trồng mía; trồng rau chất lượng cao trong nhà lưới; chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại, gia trại; phát triển rừng; dược liệu...

Bên cạnh SXKD giỏi, các hội viên còn tích cực tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, các hộ SXKD giỏi đã giúp đỡ về nguồn vốn, giống cây, con; ngày công, tiền mặt và kinh nghiệm sản xuất cho 72.341 hộ nghèo, trị giá trên 15 tỷ đồng; trong đó đã giúp đỡ được 5.467 hộ nông dân thoát nghèo.

AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hợp tác xã Nà Xá đi đầu đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mê

BHG - Để góp phần vào Chương trình Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện Bắc Mê, những năm qua, việc đổi mới các hợp tác xã (HTX) đã giúp đưa thêm nhiều mô hình, phương pháp hay vào phát triển nông nghiệp địa phương. Một trong các HTX đi đầu ở Bắc Mê là HTX Dịch vụ nông nghiệp Nà Xá đưa công nghệ mạ khay, máy cấy và máy gặt đập liên hoàn vào sản xuất được xem là những bước tiến mới, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

 

18/09/2018
Phát triển bền vững ở xã Vĩnh Phúc

BHG - Xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) có trên 1.900 hộ, 15 thôn bản, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,51%, số hộ khá và giàu chiếm trên 42%. Bài học vượt lên của xã thuần nông Vĩnh Phúc chính là đổi mới tư duy trong nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng, phát huy nội lực có sẵn tại địa phương về đất đai, sức lao động. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khoá XXII (2015 – 2020), Vĩnh Phúc đã mạnh dạn chuyển đổi cơ bản diện tích đất, tập trung vào 3 loại cây trồng chủ lực: Cân đối và ổn định diện tích đất trồng lúa hàng năm khoảng 426 ha...

18/09/2018
Nhân rộng Mô hình HTX trồng rừng ở Vị Xuyên

BHG - Là địa phương có diện tích rừng lớn, những năm qua, để tăng độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái và giúp người dân có thêm sinh kế từ rừng; huyện Vị Xuyên đã thành lập và nhân rộng Mô hình Hợp tác xã (HTX) trồng rừng tại một số địa phương có lợi thế về đất lâm nghiệp như: Kim Thạch, Bạch ngọc, Ngọc Minh, Thuận Hòa. Được thành lập đầu tiên vào đầu năm 2016 tại xã Kim Thạch, với tên gọi HTX Dân quân trồng rừng (DQTR) xã Kim Thạch...

18/09/2018
Thành phố Hà Giang được đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại

BHG - Dự án Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hà Giang được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và đối ứng của Chính phủ Việt Nam, triển khai thực hiện theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2016 - 2020, triển khai trên địa bàn 2 phường Trần Phú và Minh Khai với tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng, xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 3 nghìn m3/ngày đêm, công nghệ xử lý theo tiêu chuẩn châu Âu. Giai đoạn 2, từ năm 2020 - 2030, tiếp tục mở rộng và nâng công suất...

17/09/2018