Phát triển bền vững ở xã Vĩnh Phúc

08:35, 18/09/2018

BHG - Xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) có trên 1.900 hộ, 15 thôn bản, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,51%, số hộ khá và giàu chiếm trên 42%. Bài học vượt lên của xã thuần nông Vĩnh Phúc chính là đổi mới tư duy trong nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng, phát huy nội lực có sẵn tại địa phương về đất đai, sức lao động.

Nuôi lợn theo quy mô gia trại mang lại nguồn thu lớn cho gia đình anh Vũ Văn Bẩy, thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Phúc.
Nuôi lợn theo quy mô gia trại mang lại nguồn thu lớn cho gia đình anh Vũ Văn Bẩy, thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Phúc.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khoá XXII (2015 – 2020), Vĩnh Phúc đã mạnh dạn chuyển đổi cơ bản diện tích đất, tập trung vào 3 loại cây trồng chủ lực: Cân đối và ổn định diện tích đất trồng lúa hàng năm khoảng 426 ha; chuyển diện tích đất trồng lúa 1 vụ sang trồng lạc hàng hoá trên 600 ha; cải tạo vườn tạp, chuyển hơn 350 ha và một phần lớn diện tích đất nông nghiệp bấp bênh sang trồng cây ăn quả gồm cam, quýt, bưởi đặc sản trên 950 ha. Đồng thời, tập trung trồng cấy theo hướng sản xuất VietGap, nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, có thương hiệu. Mục tiêu đến năm 2020, đưa xã Vĩnh Phúc trở thành vùng trọng điểm của các loại cây ăn quả có múi; từng bước đi sâu chế biến dầu lạc, khô dầu lạc phục vụ tiêu dùng và chăn nuôi gia súc.

Hiện nay, Vĩnh Phúc có 17 gia trại nuôi lợn với số lượng từ 50 đến vài trăm con/gia trại; 10 gia trại nuôi gia cầm, số lượng hàng ngàn con/gia trại. Hiện tại, giá lợn hơi tại chuồng trên 55 nghìn đồng/kg, như vậy mỗi lứa các gia trại nuôi lợn thu về cả trăm triệu đồng tiền lãi. Giá lợn tăng đang tạo thời cơ để bà con trong xã mở rộng quy mô, phấn đấu đưa tổng đàn lợn đến cuối năm 2018 đạt trên 15 nghìn con, sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt dịp Tết Nguyên đán.

Đề cập tới vấn đề xây dựng Nông thôn mới (NTM), Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc Hoàng Hải Chư cho biết: Địa phương đã huy động mọi nguồn lực, tập trung hoàn thiện toàn bộ hệ thống đường giao thông, kênh mương dẫn nước phục vụ đời sống, tưới tiêu cho sản xuất. Toàn bộ bờ vùng, bờ thửa nội đồng 15 thôn, bản cơ bản cứng hoá trên 70%. Các HTX chế biến nông, lâm sản, Tổ hợp tác trồng cam Sành đã kết nối các hộ dân cùng sản xuất, cùng xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống điện, nước sinh hoạt, thông tin đều được nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong dân.

Nói về công tác giáo dục - đào tạo, Bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Phúc Nguyễn Thái Tư cho biết: Vĩnh Phúc đã huy động mọi nguồn lực dành cho giáo dục; xã có 2/3 trường học đạt chuẩn mức độ I, 1 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất, đang phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục trong thời gian tới. Còn đào tạo nghề cho người lao động được đặt vào vị trí trung tâm trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đào tạo nghề được lồng ghép dưới hình thức: Bổ sung, cập nhật kiến thức về cây, con, thị trường và tổ chức truyền nghề tới người lao động theo các Tổ hợp tác, Nhóm sở thích và các HTX. Qua đó, người dân tự lựa chọn cách làm, hướng tiếp cận phù hợp với năng lực của mỗi gia đình, HTX hay Tổ hợp tác sao cho hiệu quả nhất. Cách làm trên đã giúp người dân phát huy sở trường, tận dụng đất đai, sức lao động, tạo ra vật chất dồi dào phục vụ đời sống.

Từ cách làm trên, kết thúc năm 2017, thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt trên 37,1 triệu đồng; năm 2018, địa phương phấn đấu thu nhập bình quân đạt trên 38,2 triệu đồng/người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,1%.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhân rộng Mô hình HTX trồng rừng ở Vị Xuyên

BHG - Là địa phương có diện tích rừng lớn, những năm qua, để tăng độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái và giúp người dân có thêm sinh kế từ rừng; huyện Vị Xuyên đã thành lập và nhân rộng Mô hình Hợp tác xã (HTX) trồng rừng tại một số địa phương có lợi thế về đất lâm nghiệp như: Kim Thạch, Bạch ngọc, Ngọc Minh, Thuận Hòa. Được thành lập đầu tiên vào đầu năm 2016 tại xã Kim Thạch, với tên gọi HTX Dân quân trồng rừng (DQTR) xã Kim Thạch...

18/09/2018
Hợp tác xã Nà Xá đi đầu đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mê

BHG - Để góp phần vào Chương trình Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện Bắc Mê, những năm qua, việc đổi mới các hợp tác xã (HTX) đã giúp đưa thêm nhiều mô hình, phương pháp hay vào phát triển nông nghiệp địa phương. Một trong các HTX đi đầu ở Bắc Mê là HTX Dịch vụ nông nghiệp Nà Xá đưa công nghệ mạ khay, máy cấy và máy gặt đập liên hoàn vào sản xuất được xem là những bước tiến mới, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

 

18/09/2018
Thành phố Hà Giang được đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại

BHG - Dự án Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hà Giang được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và đối ứng của Chính phủ Việt Nam, triển khai thực hiện theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2016 - 2020, triển khai trên địa bàn 2 phường Trần Phú và Minh Khai với tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng, xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 3 nghìn m3/ngày đêm, công nghệ xử lý theo tiêu chuẩn châu Âu. Giai đoạn 2, từ năm 2020 - 2030, tiếp tục mở rộng và nâng công suất...

17/09/2018
Đồng Văn sau hơn 2 năm thực hiện đào tạo nghề gắn giải quyết việc làm

BHG - Đồng Văn là một trong 6 huyện nghèo của tỉnh, được hưởng chính sách 30a của Chính phủ; có trên 80% lao động nông nghiệp. Do đặc thù lực lượng lao động nông thôn (LĐNT) của huyện chủ yếu đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống, thu nhập, trình độ dân trí hạn chế… nên công tác dạy nghề gặp nhiều trở ngại. Để giúp số lao động này có việc làm phù hợp, cải thiện đời sống luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm.

 

17/09/2018