Huyện Quản Bạ bàn giải pháp phát triển các sản phẩm theo Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Giang

12:55, 22/09/2018

BHG - Ngày 21.9, UBND huyện Quản Bạ đã tổ chức họp bàn giải pháp phát triển các sản phẩm theo Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (OCOP) của huyện. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT; lãnh đạo huyện Quản Bạ, các phòng, ban chuyên môn của huyện.

Buổi họp bàn giải pháp phát triển các sản phẩm OCOP của huyện Quản Bạ
Buổi họp bàn giải pháp phát triển các sản phẩm OCOP của huyện Quản Bạ

Thực hiện đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Huyện Quản Bạ được lựa chọn làm thí điểm, Ban chỉ đạo OCOP huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình gắn với Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Quan tâm hỗ trợ phát triển sản xuất, sản phẩm OCOP, hỗ trợ các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại. Qua rà soát, đã có 27 chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia chu trình OCOP, gồm: 16 HTX, 1 tổ hợp tác, 10 hộ dân. Qua đánh giá huyện lựa chọn 16 sản phẩm để tập trung triển khai trong năm 2018. Qua đó, một số cơ sở sản xuất đã tích cực ứng dụng công nghệ vào sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố tiêu chuẩn cơ sở, thiết kế nhãn mác, mẫu mã bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước tạo sự liên kết và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các sản phẩm OCOP vẫn còn gặp một số khó khăn như thiếu kinh phí; các sản phẩm vẫn thiếu một số chỉ tiêu cần được hỗ trợ để hoàn thiện sản phẩm. Cần xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể đề án, tập huấn cho các tổ chức kinh tế về phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và hoàn thiện nâng cấp sản phẩm.

Tin, ảnh: Lê Hải 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc: Chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

BHG - Toàn huyện Mèo Vạc có gần 88 nghìn con gia súc và gia cầm các loại. Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, từ đầu năm đến nay, huyện Mèo Vạc đã triển khai tiêm phòng vắc xin được trên 128 nghìn liều vắc xin cho đàn vật nuôi, tính riêng trong tháng 9 đã thực hiện được 6.595 liều, trong đó tập trung tiêm các loại vắc xin phòng bệnh lở mồm, long móng, tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò; dịch tả cho đàn lợn... Đồng thời, tiến hành phun hóa chất tiêu độc khử trùng cho các hộ gia đình chăn nuôi tại 18 xã, thị trấn.

21/09/2018
Mèo Vạc: Tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Emic

BHG - Trong các ngày 18 – 20.9, Trạm Khuyến nông huyện Mèo Vạc  đã tổ chức được 8 lớp hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Emic cho hơn 300 hộ dân tại 2 xã Nậm Ban và Pả Vi. Tại các buổi tập huấn, người dân ở các thôn  của 2 xã đã được cán bộ Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn kỹ thuật ủ phân vi sinh, từ các phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây ngô, cây xanh… Người dân được hướng dẫn trực tiếp thực hành kỹ thuật ủ phân tại hộ gia đình, bao gồm tất cả các bước ủ phân hữu cơ từ chế phẩm Emic như vật liệu...

21/09/2018
Hội phụ nữ Mèo Vạc tập huấn nhân rộng mô hình Quỹ tiết kiệm và vốn vay thôn, bản

BHG - Ngày 21.9, Hội Phụ nữ huyện Mèo Vạc tổ chức lớp tập huấn nhân rộng mô hình Quỹ tiết kiệm và vốn vay thôn, bản. Với sự tham gia của 32 đại biểu đại diện UBND và hội phụ nữ 14 xã, thị trấn Mèo Vạc. Quỹ tiết kiệm và vốn vay thôn, bản là một phương thức phát triển dựa vào cộng đồng, trong đó người dân địa phương, phụ nữ là những người tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm. Quỹ được thành lập nhằm khuyến khích xây dựng nguồn tài chính của cộng đồng dân cư thông qua việc huy động các khoản tiết kiệm, sử dụng số vốn tiết kiệm để cho vay và hỗ trợ các thành viên trong trường hợp khẩn cấp. 

21/09/2018
Vị Xuyên tái cơ cấu ngành Nông nghiệp bằng các mô hình hiệu quả

BHG - Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh, huyện Vị Xuyên có nhiều mô hình mới, cách làm hay trong phát triển nông – lâm nghiệp, tạo sức lan tỏa sâu rộng để người dân trong và ngoài huyện tham quan, học tập. Hiện, trên địa bàn huyện Vị Xuyên có 215 mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp điển hình (mô hình) do cán bộ, đảng viên và nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Trong đó, có 97 mô hình trồng chủ yếu cây ăn quả, mía, chè, Thảo quả, lúa chất lượng cao và trồng rừng kinh tế…

21/09/2018