Hội nghị trực tuyến bàn các giải pháp phát triển bền vững mật ong Bạc Hà

16:54, 14/09/2018

BHG - Chiều 14.9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc gồm Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ để bàn giải pháp phát triển bền vững mật ong Bạc Hà. Đồng chí Nguyễn Khắc Quyền, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương chủ trì Hội nghị tại điểm cầu của tỉnh. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh. Tại điểm cầu các huyện có lãnh đạo, đơn vị, phòng ban liên quan của huyện.

Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Khắc Quyền phát biểu ý kiến tại điểm cầu của tỉnh.
Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Khắc Quyền phát biểu ý kiến tại điểm cầu của tỉnh.

Thời gian vừa qua, các ngành của tỉnh đã tham mưu cho tỉnh tổ chức họp thống nhất lựa chọn mẫu bao bì sản phẩm mật ong Bạc Hà; ban hành quy trình tạm thời nuôi ong theo chuỗi giá trị; tổ chức đào tạo các tiểu giáo viên cho các HTX, tổ hợp tác tại các huyện về nguyên tắc sản xuất và phát triển sản phẩm mật ong Bạc Hà. Thành lập tổ công tác để cùng 4 huyện rà soát, đánh giá vùng nuôi ong cụ thể. UBND các huyện cũng đã xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát triển cây Bạc Hà nuôi ong nội; vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện để hỗ trợ người dân vay vốn ưu đãi, phát triển đàn ong nội. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn vận động hộ nuôi ong tham gia vào Hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm sở thích nuôi ong. Đến thời điểm tháng 8.2018, huyện Đồng Văn có 665 tổ chức, cá nhân nuôi ong với tổng đàn ong trên 11.700 tổ; huyện Mèo Vạc có 561 hộ nuôi ong với tổng số 12.696 tổ ong; huyện Yên Minh có 149 hộ nuôi ong với trên 6.000 tổ ong; huyện Quản Bạ có gần 4.000 tổ ong… Tuy nhiên, trong quá trình triển khai phát triển đàn ong Bạc Hà tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn còn có những khó khăn, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào mùa Đông nên các tổ chức, cá nhân nuôi ong phải thực hiện việc di chuyển đàn đến vùng khác; công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn hạn chế; thị trường tiêu thụ chưa ổn định; quy mô nuôi ong còn nhỏ lẻ; vùng nguyên liệu cây Bạc Hà có xu hướng bị thu hẹp do người dân trồng cây vụ Đông…

Tại hội nghị, các đại biểu đóng góp ý kiến, đưa ra các giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong Bạc Hà, cụ thể như: Tỉnh tiếp tục duy trì việc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân vay vốn ưu đãi nuôi ong nội theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh; hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp, HTX đầu tư trang thiết bị, xây dựng bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm mật ong; ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong Bạc Hà. Có chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, làm giả nhãn mác mật ong Bạc Hà. Đối với các huyện cần quy hoạch chi tiết vùng cây Bạc Hà; có giải pháp bảo tồn, phòng chống dịch bệnh tốt cho đàn ong nội, nhất là việc hạn chế các tổ chức, cá nhân đem ong ở nơi khác về nuôi. Tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng thuốc diệt cỏ; phát triển, mở rộng quy mô nuôi ong. Phát huy vai trò của Hội sản xuất, kinh doanh mật ong Bạc Hà để tập hợp, bảo vệ quyền lợi các hộ nuôi ong; tạo sự gắn kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…

Trên cơ sở các ý kiến thảo luận, giải pháp của các đại biểu đưa ra, đồng chí Nguyễn Khắc Quyền đã tổng hợp, qua đó sẽ xây dựng báo cáo trình UBND tỉnh.

                                                           Tin, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mô hình dân vận đơn giản mà hiệu quả ở Thôn Tân An, thị trấn Yên Bình

BHG - Với nhiều mô hình "Dân vận khéo" thiết thực, hiệu quả đang thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới (NTM), giúp diện mạo trung tâm thị trấn Yên Bình (Quang Bình) thêm  khởi sắc. Sau khi được BTV Huyện ủy (Quang Bình) đánh giá cao các mô hình phát triển kinh tế và cách làm hay trong xây dựng NTM, thị trấn Yên Bình tiếp tục chỉ đạo các tổ dân phố, thôn, bản đồng sức, đồng lòng thực hiện phong trào...

14/09/2018
Sản phẩm Lá đắng của HTX Nông nghiệp Nam Hà dần có thị trường tiêu thụ ổn định

BHG - Năm 2009, Hợp tác xã (HTX) Nam Hà, xã Nà Khương (Quang Bình) được thành lập với 17 thành viên. Từ khi thành lập đến nay, HTX luôn hoạt động ổn định và chủ yếu tập trung trồng cây Lá đắng, chè xanh, Cọ và một số loài cây khác hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương. Hiện nay, HTX trồng được hơn 8,5 ha Lá đắng, 4 ha chè, 2 ha cây cọ...Lá đắng là loài rau, ưa ẩm, chủ yếu trồng dưới các tán cây lớn trong rừng, không cần bón phân nhiều. Ông Lùng Văn Trung, Ban Quản trị HTX Nông nghiệp Nam Hà chia sẻ: Lá đắng là cây trồng chủ lực của HTX...

14/09/2018
Tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh

BHG - Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra; đây là loại vi rút có độc lực cao, lây lan nhanh, khiến 100% lợn bị nhiễm tử vong và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với  trên 500 nghìn con lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc, xuất hiện 14 ổ dịch ở 6 tỉnh (An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38 nghìn con lợn buộc phải tiêu hủy.

14/09/2018
Chung tay gỡ khó cho vùng rau công nghệ mới ở thành phố Hà Giang

BHG - Cuối năm 2016, Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Côn Hà, nay đổi tên thành Công ty TNHH ALDARA (Hà Nội), là doanh nghiệp (DN) đầu tiên đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương, từ chính sách thu hút đầu tư của cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Giang (TPHG). Qua đó, kỳ vọng tạo nên bước đột phá trong ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất (SX), hình thành mô hình điển hình trong vành đai thực phẩm an toàn, chất lượng của thành phố, gắn với tổ chức lại SX cho nông dân… 

14/09/2018