Hoàng Su Phì đẩy mạnh phát triển cây ăn quả bản địa

08:25, 11/09/2018

BHG - Là huyện vùng cao núi đất phía Tây của tỉnh, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp trồng các loại cây ăn quả bản địa có giá trị kinh tế cao như lê, mận Máu. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hoàng Su Phì đã tập trung chỉ đạo nhân dân mở rộng diện tích, quy hoạch vùng trọng điểm phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; góp phần thúc đẩy KT – XH địa phương phát triển.

Người dân Hoàng Su Phì thu hoạch mận Máu niên vụ vừa qua.  					Ảnh: Phi Anh
Người dân Hoàng Su Phì thu hoạch mận Máu niên vụ vừa qua. Ảnh: Phi Anh

Đến thời điểm hiện tại, Hoàng Su Phì có gần 300 ha cây ăn quả giống bản địa; trong đó, cây lê 185,1 ha; cây mận Máu 108 ha. Diện tích cho thu hoạch 53,7 ha; sản lượng đạt 735,64 tấn. Giá trị sản xuất đạt gần 10.000 triệu đồng. Giá trị bình quân đạt 180 – 200 triệu đồng/ha. Để phát triển hiệu quả diện tích cây ăn quả, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện các phương án, kế hoạch cụ thể như: Quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả bản địa giai đoạn 2012 – 2016; hỗ trợ từ nguồn vốn 30a để phát triển cây lê và cây mận Máu trên 1,3 tỷ đồng,… hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung tại các xã: Chiến Phố, Thàng Tín, Pố Lồ, Bản Péo...

Tuy nhiên, do địa hình chia cắt, diện tích trồng cây ăn quả không tập trung nên đã ảnh hưởng đến năng suất; gây khó khăn trong thâm canh và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh đó, một bộ phận nhân dân chưa thực sự coi trọng giá trị của các loại cây ăn quả giống bản địa; dẫn đến việc trồng, chăm sóc không đúng kỹ thuật. Sản phẩm làm ra chưa đồng đều về chất lượng, chưa liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nên dẫn đến tình trạng “được mùa – mất giá”. Các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học còn nhỏ lẻ, chưa được nhân rộng; việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn mác, chứng nhận Chỉ dẫn địa lý bước đầu được triển khai nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

Từ thực trạng trên, tháng 6.2018, UBND huyện Hoàng Su Phì đã ban hành Phương án “Phát triển cây lê, cây mận Máu hàng hóa gắn phát triển du lịch giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030” nhằm phát triển cây ăn quả bản địa theo hướng bền vững; nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Theo đó, phương án được triển khai trên phạm vi 8 xã, với quy mô trồng mới 600 ha cây lê, cây mận Máu vào năm 2020, nhằm phát huy lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển cây ăn quả bản địa bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị tăng và sức cạnh tranh cao; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy của người dân theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mận Máu Hoàng Su Phì; đồng thời hình thành các điểm du lịch cộng đồng để du khách có thể tham quan, trải nghiệm thực tế việc trồng, chăm sóc, thu hái cây ăn quả tại các xã vùng quy hoạch…

Hiện nay, huyện đang tiến hành liên kết với Viện Khoa học kỹ thuật Nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc để đánh giá thực trạng và nghiên cứu, tư vấn phát triển cây lê, cây mận Máu trên địa bàn. Xây dựng vườn ươm cây giống đảm bảo đủ cung ứng theo nhu cầu của người dân. Huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng lê, mận Máu.

Cuối tháng 6 vừa qua, HTX Thương mại dịch vụ Nông - lâm sản Chiến Phố được thành lập. Niên vụ mận vừa qua, HTX đã bao tiêu sản phẩm mận Máu cho nông dân trên địa bàn, đồng thời ra mắt sản phẩm mận Máu Hoàng Su Phì với quy cách đóng gói bao bì, bảo quản theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến hành xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh; qua đó, đã nhận được phản hồi rất tích cực về mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm.

Với cơ chế hỗ trợ 100% giống cho các hộ trồng lê, mận Máu trong vùng quy hoạch; hỗ trợ 100% chi phí xây dựng mô hình; hỗ trợ kinh phí cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và kinh phí xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mận Máu Hoàng Su Phì. Kỳ vọng, Phương án phát triển cây ăn quả bản địa ở Hoàng Su Phì sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Qua đó, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn; góp phần xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn.

NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi - hiện thực hóa tái cơ cấu nông nghiệp ở Đồng Văn

BHG - Một trong những khó khăn của huyện biên giới Đồng Văn là thiếu đất canh tác, thiếu nước phục vụ sản xuất, mặt bằng dân trí còn thấp nên việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế… Trước thực tế trên, tỉnh, huyện đã có nhiều chương trình hỗ trợ người dân vượt qua những trở ngại, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm sức lao động, từng bước giảm nghèo bền vững.

11/09/2018
Chương trình 1 triệu tấn xi - măng góp phần làm đổi thay diện mạo thành phố

BHG - Những con đường bê-tông dài vút tầm mắt, cùng nhiều công trình được xây dựng phục vụ phát triển KT-XH hội được đầu tư từ Chương trình 1 triệu tấn xi-măng của tỉnh...

10/09/2018
Tăng cường vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế ở Đảng bộ xã Du Già

BHG - Thực hiện vai trò lãnh, chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế tại địa phương, thời gian qua, Đảng bộ xã Du Già (Yên Minh) đã triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp, khắc phục những khó khăn trong phát triển sản xuất. Nhờ đó, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, phát huy được nội lực và khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

10/09/2018
Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Nghị định này quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với đập có chiều cao từ 5 m trở lên hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 50.000 m3 trở lên và an toàn cho vùng hạ du đập.

07/09/2018