Đức Xuân, chuyển biến tích cực sau 3 năm thực Chương trình CPRP

16:46, 24/09/2018

BHG - Sau 3 năm thực hiện Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP), tổng thể KT - XH xã Đức Xuân (Bắc Quang) từng bước nâng lên, sản xuất nông - lâm nghiệp có chuyển biến, đời sống nhân dân dần được cải thiện. Thông qua các Nhóm cùng sở thích (GIC) hoặc hỗ trợ phụ nữ vay vốn tín dụng tiết kiệm (TDTK) đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nhận thức, tiến đến sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Sản phẩm của Nhóm cùng sở thích trồng và chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP thôn Xuân Mới, xã Đức Xuân có tem, mác khi đưa ra thị trường.
Sản phẩm của Nhóm cùng sở thích trồng và chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP thôn Xuân Mới, xã Đức Xuân có tem, mác khi đưa ra thị trường.

Đức Xuân có 8 thôn, bản; 5 dân tộc cùng sinh sống với 509 hộ, hơn 2.300 khẩu. Tháng 4.2015, Chương trình CPRP chính thức được triển khai tại xã với những hoạt động thiết thực như: Xây dựng, nâng cấp chuỗi giá trị; nâng cao năng lực cho cán bộ, đầu tư thử nghiệm các công nghệ, kỹ thuật mới; làm đường bê - tông; đồng tài trợ cạnh tranh cho các Nhóm GIC, hỗ trợ phụ nữ vay vốn TDTK và xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã. Mục tiêu của chương trình khá toàn diện, nhưng tập trung chính vào người nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số có sự nhạy bén và khát vọng vươn lên.

Từ khi triển khai đến nay, Quỹ đầu tư cộng đồng của chương trình đã đầu tư, xây dựng 3 công trình đường bê - tông với chiều dài 3,6 km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa của bà con. Tính đến thời điểm này, xã thành lập được 20 Nhóm GIC, thu hút 205 thành viên tham gia. Trong đó, 14 nhóm nhận vốn đồng tài trợ với tổng tiền trên 1 tỷ đồng để tập trung phát triển chăn nuôi trâu vỗ béo, lợn đen, chăm sóc chè theo hướng VietGAP, trồng Su su hàng hóa. Đồng thời, 22 Nhóm TDTK đã được giải ngân hơn 800 triệu đồng cho chị em nuôi lợn. Cùng với đó, chuỗi giá trị trâu và lợn đen, mô hình thử nghiệm giống lạc siêu củ L14 đã chứng minh lợi nhuận cao từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác nông nghiệp truyền thống sang dịch vụ.

Anh Phượng Chòi Chán, thôn Xuân Mới cho biết: “Chương trình CPRP hỗ trợ cho chúng tôi 110 triệu đồng, 10 thành viên bỏ ra 20% tiền mặt, 30% hiện vật đối ứng để thực hiện Nhóm GIC trồng và chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ khi tham gia Nhóm GIC, tôi được tập huấn kỹ thuật chăm sóc chè bằng phân vi sinh, có sổ ghi chép quá trình thu hái, chế biến, đầu ra sản phẩm. Trong thôn có 40 ha chè, riêng các thành viên có 10 ha, đây là nguồn nguyên liệu rất lớn để gia đình mở rộng quy mô sản xuất chè rộng 200 m2, 6 máy làm chè. Hiện, trung bình chè búp tươi mua khoảng 9 nghìn đồng/kg, chè khô đạt 120 nghìn đồng/kg”.

Được sự giúp sức của Chương trình CPRP, các hộ dân có thêm việc làm, thu nhập ổn định hơn so với trước đây. Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, doanh nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ, không còn tình trạng tư thương ép giá, từ đó nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp; các thành viên trong nhóm xây dựng mối liên kết chặt chẽ thông qua các buổi sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức phòng, chống dịch bệnh. Chương trình CPRP đã tác động mạnh mẽ vào quá trình giảm nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 của xã giảm xuống còn 29,5%.

Đồng chí Vũ Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Đức Xuân chia sẻ: “Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình CPRP, các thành viên Ban Quản lý xã luôn theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát để đảm bảo tiến độ, chất lượng các hợp phần. Hàng năm, đều lập kế hoạch phát triển KT - XH theo định hướng thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu… Từ sự giúp sức của Chương trình CPRP, năm 2018, xã phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người tăng trên 13 triệu đồng/năm, giảm 30/129 hộ nghèo.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đậm đà hương vị chè Shan tuyết Túng Sán

BHG - Nằm dưới chân Tây Côn Lĩnh, xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) có độ cao trung bình 1.052 m so với mực nước biển, khí hậu phù hợp với cây chè Shan tuyết. Nhiều năm qua, sản phẩm chè Shan tuyết Túng Sán được nhiều người ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, hương vị đặc trưng. Cách trung tâm xã khoảng 4 km, thôn Phìn Sư có khí hậu mát mẻ, quanh năm bao phủ bởi làn sương tinh khiết và thổ nhưỡng phù hợp đã thúc đẩy sự phát triển của cây chè Shan tuyết. Với 20 ha chè cổ thụ, sống ở độ cao hơn 1 nghìn mét so với mực nước biển, quanh năm đâm chồi, nảy lộc...

24/09/2018
Huyện Quản Bạ bàn giải pháp phát triển các sản phẩm theo Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Giang

BHG - Ngày 21.9, UBND huyện Quản Bạ đã tổ chức họp bàn giải pháp phát triển các sản phẩm theo Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (OCOP) của huyện. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT; lãnh đạo huyện Quản Bạ, các phòng, ban chuyên môn của huyện.

22/09/2018
Mèo Vạc: Chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

BHG - Toàn huyện Mèo Vạc có gần 88 nghìn con gia súc và gia cầm các loại. Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, từ đầu năm đến nay, huyện Mèo Vạc đã triển khai tiêm phòng vắc xin được trên 128 nghìn liều vắc xin cho đàn vật nuôi, tính riêng trong tháng 9 đã thực hiện được 6.595 liều, trong đó tập trung tiêm các loại vắc xin phòng bệnh lở mồm, long móng, tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò; dịch tả cho đàn lợn... Đồng thời, tiến hành phun hóa chất tiêu độc khử trùng cho các hộ gia đình chăn nuôi tại 18 xã, thị trấn.

21/09/2018
Mèo Vạc: Tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Emic

BHG - Trong các ngày 18 – 20.9, Trạm Khuyến nông huyện Mèo Vạc  đã tổ chức được 8 lớp hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Emic cho hơn 300 hộ dân tại 2 xã Nậm Ban và Pả Vi. Tại các buổi tập huấn, người dân ở các thôn  của 2 xã đã được cán bộ Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn kỹ thuật ủ phân vi sinh, từ các phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây ngô, cây xanh… Người dân được hướng dẫn trực tiếp thực hành kỹ thuật ủ phân tại hộ gia đình, bao gồm tất cả các bước ủ phân hữu cơ từ chế phẩm Emic như vật liệu...

21/09/2018