Phát huy hiệu quả hệ thống "Đèn cao áp nông thôn" tại xã Đạo Đức

07:40, 31/05/2018

BHG - Dọc Quốc lộ 2, đoạn từ km7 - km15 (Hà Giang – Tuyên Quang),  ta dễ dàng nhìn thấy những cột đèn nhỏ hai bên đường. Những cột đèn này, được người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) ví là những “Đèn cao áp nông thôn”, bởi sự nhỏ gọn và tiện ích; những tia sáng nhỏ không chỉ mang đến cho riêng người dân nơi đây, mà còn có ý nghĩa với những phương tiện đi lại trên đoạn đường này.

Người dân mừng vui khi có bóng điện thắp sáng đường.
Người dân mừng vui khi có bóng điện thắp sáng đường.

“Năm 2017, Đạo Đức được huyện Vị Xuyên được chọn là một trong những xã về đích Nông thôn mới (NTM). Từ đó, xã đã đặt ra những mục tiêu cụ thể để hoàn thành 19/19 tiêu chí; để nâng cao bộ mặt nông thôn, xã chỉ đạo 14/14 thôn triển khai một số nội dung không nằm trong tiêu chí NTM như: Xây dựng hệ thống điện thắp sáng nông thôn, trồng hoa tạo cảnh quan, xây dựng hố rác... Với quan điểm đó, xã đã vận động các thôn đóng góp lắp điện thắp sáng hai bên đường. Sau hơn 1 năm phát động, xã đã có 6/14 thôn, bản dọc Quốc lộ 2 và các trục đường nhánh được lắp hệ thống điện đường...”. Đồng chí Lục Chí Việt, Bí thư Đảng ủy xã Đạo Đức cho biết: Không có trong các hạng mục được hỗ trợ, xong để có hệ thống đèn thắp sáng dọc tuyến Quốc lộ 2 đoạn thuộc địa bàn xã và các trục đường thôn, toàn bộ 100% chi phí đều do người dân đóng góp tiền, công sức... Ông Trịnh Quang Trung, Trưởng thôn Độc Lập cho biết: “Ban đầu đi vận động người dân cũng rất khó khăn, bởi họ chưa nhìn thấy được hiệu quả của việc lắp bóng đèn đường; nhưng sau khi tuyên truyền, vận động và họp dân; chủ trương trên đã nhận được sự ủng hộ của người dân. Hiện, thôn đã có 83/83 hộ có cột điện thắp sáng. Từ khi có điện ngoài đường, cuộc sống của người dân nhộn nhịp hơn, người dân thường xuyên tổ chức giao lưu văn nghệ và chính ánh sáng từ những cột đèn đường đã làm giảm đáng kể tình trạng trộm cắp trên địa bàn. Là thôn nằm trên trục Quốc lộ, hệ thống đèn đường cũng đã hỗ trợ các phương tiện lưu thông qua địa bàn chủ động và an toàn hơn khi tham gia giao thông. Đặc biệt, đã có nhiều xã, huyện khác trên địa bàn tỉnh tới tham quan, học hỏi mô hình..., điều này đã cho thấy, đây là một trong những chủ trương đúng đắn của xã, huyện”.

200 nghìn – 300 nghìn đồng cho một cột điện và 10 nghìn đồng chi phí thắp điện trong một tháng; với số tiền không lớn, nhưng lợi ích của việc lắp điện đường tại thôn thì ý nghĩa mang lại là rất lớn. Theo chị La Thị Phụng, thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức: “Từ khi có đèn đường, cuộc sống của người dân trở nên vui hơn, bởi buổi tối có thể đến các nhà gặp gỡ, trao đổi, con cháu đi lại ngoài đường an toàn hơn; đặc biệt là tình trạng trộm cắp vặt ít xảy ra và tai nạn giao thông cũng giảm hẳn. Không như trước đây, trời tối nhà nào biết nhà đó; trời tối, tham gia giao thông dễ đâm phải chó, mèo gây ra tai nạn...”.

Nhằm tạo sự đồng bộ và tăng mỹ quan đô thị, tuy chi phí mỗi cột đèn là do các hộ dân bỏ ra, nhưng người dân đều góp tiền và nộp cho thôn để thôn đặt cùng một mẫu, kích thước, chiều cao... Từ đó, tạo nên sự thống nhất. Tất cả các cột đèn đều được thiết kế rất cầu kì, có chiều cao khoảng hơn 7 m, dễ tháo lắp và mang sự tiện ích khi kết hợp vừa là cột đèn, vừa có thể treo cờ...

Từ những việc làm đơn giản, nhưng đã và đang góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống và ý thức của người dân trong việc dựng đô thị văn minh, giàu đẹp. Đây cũng là một mô hình cần được nhân rộng, bởi sự tiện lợi và lợi ích mà nó mang lại.

Bài, ảnh: HOÀNG YẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vị Xuyên nâng cao hiệu quả hoạt động chợ nông thôn

BHG - Hiện nay, 21/24 xã, thị trấn của huyện Vị Xuyên có chợ trung tâm. Các xã, thị trấn đều xây dựng phương án quản lý, kinh doanh, khai thác hoạt động chợ một cách có hiệu quả. Từ khi có chợ, việc trao đổi, giao thương của nhân dân diễn ra thuận lợi, các mặt hàng nông sản đặc trưng của địa phương được trao đổi nên đã kích thích sản xuất phát triển.

 

31/05/2018
Tăng cường quản lý quy hoạch đất đai trên địa bàn thành phố Hà Giang

BHG - Thực hiện Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý đất đai (QLĐĐ), đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý quy hoạch (QLQH), QLĐĐ trên địa bàn, ngay từ đầu năm 2018, thành phố Hà Giang (TP) đã ban hành kế hoạch thực hiện, trong đó, chú trọng công tác QLQH, QLĐĐ phục vụ nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và thu hút đầu tư cho phát triển.

 

30/05/2018
Lễ mở thầu gói thầu thi công xây dựng công trình thuộc dự án "Khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tỉnh Hà Giang"

BHG - Ngày 30.5, tại Công ty TNHH Tư vấn ĐTXD Đông Dương Hà Giang (trụ sở tại phường Trần Phú, Tp Hà Giang), Ban Quản lý đầu tư xây dựng huyện Vị Xuyên - Chủ đầu tư Dự án đã tổ chức mở thầu gói thầu thi công xây dựng công trình thuộc dự án: Khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tỉnh Hà Giang.

30/05/2018
Mèo Vạc: 995 lao động nông thôn được giải quyết việc làm

BHG - Trong  5 tháng đầu năm 2018, huyện Mèo Vạc đã giải quyết việc làm cho 995 lao động nông thôn, đạt 74,14 % kế hoạch. Trong đó có 805 lao động có việc làm tại địa phương, đạt 68,69% kế hoạch; 190 lao động đi làm việc tại huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) theo "Biên bản thống nhất về quản lý lao động qua biên giới" và đi làm tại các Công ty, Doanh nghiệp ngoài tỉnh, đạt 111,76%. Để giải quyết tốt việc làm cho lao động tại các địa phương, Phòng LĐTB và XH huyện đã tổ chức được 91 buổi tuyên truyền giới thiệu việc làm tại cơ sở với trên 49.000 lượt người...

 

30/05/2018