Xín Mần phát triển vùng chè hữu cơ

08:57, 18/04/2018

BHG - Trên cơ sở Đề án và kế hoạch Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Xín Mần đã lựa chọn một số loại cây lợi thế để đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, giai đoạn 2015 - 2020. Một trong những nội dung quan trọng là phát triển vùng chè hữu cơ và tiêu chuẩn VietGAP, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương. Đồng thời, đưa sản phẩm chè Shan tuyết Xín Mần đến gần hơn với thị trường trong và ngoài tỉnh.

Công nhân Hợp tác xã Thương mại vận tải Tuấn Băng, xã Nà Trì, huyện Xín Mần đóng gói sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ.
Công nhân Hợp tác xã Thương mại vận tải Tuấn Băng, xã Nà Trì, huyện Xín Mần đóng gói sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ.

Hiện, diện tích chè của huyện Xín Mần là 2.382 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch đạt 1.850 ha. Sản lượng chè búp tươi đạt 6.847 tấn/năm. Theo kết quả đánh giá năm 2017, toàn huyện có 453 ha chè hữu cơ của 384 hộ, với 11 thôn thuộc 3 xã: Nà Trì, Chế Là và Quảng Nguyên; 289 ha chè của 2 xã Nà Trì, Khuôn Lùng đạt tiêu chuẩn VietGAP. Những năm qua, cây chè không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn khẳng định tiềm lực trong phát triển KT – XH. Đặc biệt, những cây chè Shan tuyết cổ thụ được trồng ở độ cao trên 1.000 m, mang đến hương vị thơm ngon riêng biệt không thể pha trộn. Để thương hiệu chè Xín Mần vươn xa, trở thành món quà đặc sản cho người tiêu dùng, huyện Xín Mần đang đẩy mạnh phát triển vùng chè hữu cơ chất lượng cao.

Đồng chí Bùi Minh Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần khẳng định: “Huyện luôn quan tâm đến công tác quy hoạch vùng chè hữu cơ và thâm canh tập trung ở 5 xã chính gồm: Nà Trì, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên, Chế Là, Cốc Rế. Để sản xuất chè hữu cơ chất lượng cao, huyện đã giao Phòng Nông nghiệp làm tốt công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ và đưa vào quy ước, hương ước cụ thể đối với các xã. Cùng với đó, thực hiện cách ly vùng chè với vùng canh tác khác của bà con; lựa chọn các hộ trồng chè tham gia đào tạo, tập huấn từ khâu chăm sóc, thu hái, bảo quản tại các vùng chè ngoài tỉnh. Đồng thời, xây dựng, khảo sát vườn ươm, đầu tư giống chè cho nhân dân; với mục tiêu đến năm 2020, diện tích chè của huyện ổn định 2.500 ha”.

Nà Trì là một trong những xã có diện tích chè tương đối lớn, với 569 ha, riêng chè hữu cơ 195 ha. Toàn xã có 91 hộ làm chè bằng máy mi-ni; 2 HTX sản xuất chè là Tuấn Băng và Bản Vẽ. Trung bình, mỗi năm sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 2.600 tấn; với giá mua chè búp tươi hữu cơ từ 12 - 15 nghìn đồng/kg. Có thể nói, cây chè đã tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế bền vững của người dân và góp phần đưa mức thu nhập bình quân đạt 17,5 triệu đồng/người/năm. Theo chủ trương, năm 2018, xã đăng ký mở rộng thêm 20 ha và trồng dặm những diện tích chè hữu cơ. Tín hiệu vui cho địa phương là, sản phẩm chè Shan tuyết Nà Trì của HTX Thương mại vận tải Tuấn Băng được cấp thương hiệu chè hữu cơ, an toàn.

Là người tâm huyết với nghề sản xuất chè, ông Phan Anh Tuấn, Giám đốc HTX Thương mại vận tải Tuấn Băng, cho hay: “Trong những ngày làm chè vụ Xuân, mỗi ngày HTX thu mua khoảng 8 tấn chè tươi. Chè hữu cơ búp tươi đắt nhất loại 1 tôm 1 lá, có giá 17 nghìn đồng/kg; chè đinh 1 búp có giá 200 nghìn đồng/kg. HTX ký với 4 công ty thu mua, tiêu thụ các sản phẩm chè và được người tiêu dùng đón nhận cao. Năm qua, HTX đã xuất bán trên 100 tấn chè khô như: Chè xanh lăn, chè xanh sấy, chè vàng với tổng doanh thu hơn 10 tỷ đồng; tạo công ăn việc làm ổn định cho 20 công nhân, với mức lương 4,5 - 5 triệu đồng/tháng. Để thương hiệu chè Nà Trì đứng vững trên thị trường, HTX đã đăng ký khoanh vùng nguyên liệu sạch, liên kết với người trồng chè và hướng dẫn bà con chăm sóc, thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. 

Nằm ở độ cao từ 1.200 m trở lên, những cây chè Shan tuyết cổ thụ xã Chế Là cho hương vị đặc trưng; nhấp chén trà, tôi cảm thấy vị chè hòa quyện cùng sương mai cùng nắng gió; vị chè tinh khiết như chính con người nơi đây. Qua trao đổi, đồng chí Vàng Văn Dân, Chủ tịch xã Chế Là cho hay: “Xã có 131 ha chè và toàn bộ là chè hữu cơ; thôn Cốc Cộ và Cốc Độ có nhiều nhất. Trước kia, do sản lượng còn thấp, nên bà con thu hái chè về tự chế biến; nay xã có HTX Xuân Mai sản xuất và chế biến chè, nên thương hiệu chè Chế Là nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến. Sản lượng chè khô của xã bình quân đạt 32 tấn/năm. Giá chè khô có loại bán với giá 700 nghìn đồng/kg. Những năm gần đây, bà con rất phấn khởi vì kinh tế khởi sắc cũng chính từ cây chè. Hiện, xã đang phấn đấu trồng dặm và thực hiện chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng vùng chè, đưa cây chè trở thành động lực giảm nghèo bền vững”.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vị Xuyên đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng

BHG - Là một trong những huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh, những năm qua, các cấp, các ngành chức năng, cộng đồng dân cư và các gia đình đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, rõ nét đối với công tác bảo vệ (BV) và phát triển rừng (PTR); nhiều chương trình, dự án PTR, trồng rừng giống tốt chất lượng cao, trồng rừng mô hình, trồng rừng thay thế; thực hiện chính sách chi trả Dịch vụ môi trường rừng,... 

17/04/2018
Nông dân Bắc Mê trăn trở tìm đầu ra cho cây nghệ

BHG - Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bắc Mê đã mạnh dạn chuyển đổi những loại cây kém hiệu quả sang trồng nghệ, từ đó từng bước thay đổi cuộc sống. Cây nghệ đang mở ra hướng đi mới nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, để hướng đến sản xuất hiệu quả và bền vững, vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm cho người trồng nghệ đang gặp rất nhiều khó khăn…

17/04/2018
Tái cơ cấu kinh tế dưới góc nhìn của các chuyên gia

BHG - Trong Chương trình Đối thoại chính sách Tái cơ cấu kinh tế mới đây, các chuyên gia chỉ rõ: Hà Giang cần dựa vào nội lực và có cơ chế khuyến khích ngược đối với cán bộ cũng như mạnh dạn đi vào những "vùng xám" để giải quyết 5 "nút thắt" trong hoạch định, điều hành, thực hiện Tái cơ cấu kinh tế. Những "nút thắt" như: Thông tin dữ liệu sơ sài; quy hoạch và các chỉ tiêu điều hành không tác dụng; thiếu cơ chế khuyến khích ngược đối với cán bộ, công chức; động cơ không muốn thoát nghèo của một bộ phận người dân; chưa có sự gắn kết giữa ba trụ cột của nền kinh tế rất cầm sớm được tháo gỡ.

17/04/2018
Quang Bình phát huy hiệu quả chương trình cho vay đầu tư có thu hồi

BHG - Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình cho vay đầu tư có thu hồi (ĐTCTH) để tái đầu tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quang Bình, người dân nơi đây đã tích cực, chủ động hơn trong sản xuất, không ngừng cải thiện, nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo và ổn định cuộc sống. Từ đó, thúc đẩy việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hướng tới nền sản xuất hàng hóa bền vững, thúc đẩy phát triển KT - XH.

17/04/2018