Quang Bình quản lý, khai thác tốt các công trình thủy lợi

09:00, 18/04/2018

BHG - Những năm qua, huyện Quang Bình luôn chú trọng công tác quản lý, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi sau đầu tư, đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống kênh mương thôn Trung, xã Bằng Lang được xây kiên cố và tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên nên phát huy hiệu quả tưới tiêu, phục vụ sản xuất.
Hệ thống kênh mương thôn Trung, xã Bằng Lang được xây kiên cố và tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên nên phát huy hiệu quả tưới tiêu, phục vụ sản xuất.

Quang Bình hiện có hơn 780 công trình thủy lợi lớn, nhỏ đã được đưa vào khai thác. Trong đó, có 13 hồ chứa dung tích từ 10 nghìn – 200 nghìn m3; 76 công trình cấp nước sinh hoạt và các tuyến kênh, mương với tổng chiều dài trên 540 km. Các công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp nước tưới tiêu cho trên 5.400 ha lúa và các loại cây trồng; trong đó, diện tích tưới tiêu vụ Xuân trên 2.197 ha, vụ Mùa trên 3.278 ha. Để khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi, ngoài nguồn cấp bù miễn thu thủy lợi phí hàng năm, huyện tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công, vật liệu, thực hiện nạo vét, tu sửa, bảo dưỡng các công trình thủy lợi.

Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Quang Bình Nguyễn Văn Hoàng cho biết: Để giảm tải bao cấp của Nhà nước trong việc quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình thủy lợi sau đầu tư; từ đầu năm nay, huyện triển khai thí điểm thành lập 2 Tổ quản lý dịch vụ thủy lợi sau đầu tư tại thôn Xuân Phú, xã Yên Hà và thôn Tân Bể, xã Tiên Yên. Thành viên Tổ quản lý là hợp tác xã (HTX) thủy nông và một số cán bộ quản lý thôn. Tổ quản lý sẽ thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ công trình thủy lợi hàng năm hoặc khi có sự cố hỏng hóc nhỏ do mưa lũ, hạn hán; đồng thời quản lý việc sử dụng, khai thác hiệu quả các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

Hiện, có khoảng 60% các công trình thủy lợi được huyện giao cho các HTX, tổ hợp tác thủy nông quản lý, số còn lại do thôn và hộ dân tự quản. Từ năm 2017 đến nay, huyện đã phối hợp với Chi cục Thủy lợi, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh tổ chức được 4 lớp tập huấn cho các thành viên HTX, Tổ hợp tác thủy nông, cán bộ xã phụ trách công tác thủy lợi, các thành viên Tổ quản lý công trình cấp nước sinh hoạt để nâng cao năng lực quản lý, vận hành, khai thác và bảo dưỡng các công trình sau đầu tư; chỉ đạo phòng, ban chuyên môn và các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm,  trữ nước trong các hồ, ao, đập phai để đảm bảo nguồn nước tưới phòng, chống hạn. Nhiều công trình thủy lợi vừa phát huy hiệu quả cấp nước phục vụ sản xuất, vừa thực hiện nuôi trồng thủy sản, phục vụ du lịch như: Hồ thủy điện sông Bạc tại xã Tân Trịnh, Tân Nam; hồ thủy điện sông Chừng tại xã Tân Bắc; đập Vàng Lòm xã Xuân Giang; hồ chứa Long Giàng xã Vĩ Thượng...

Ông Nguyễn Văn Hoan, Giám đốc HTX Thủy nông Hợp Thủy, xã Bằng Lang cho hay: HTX được giao quản lý gần 50 km kênh mương. Hàng năm, chúng tôi duy trì việc nạo vét, tu sửa các tuyến kênh mương, đảm bảo nguồn nước tưới, tiêu cho các vụ sản xuất. Đồng thời, phân công các thành viên thường xuyên kiểm tra đường ống, kịp thời xử lý hỏng hóc, tu sửa nhỏ... Chủ tịch UBND xã Bằng Lang, Hoàng Văn Tuyền cho biết, địa phương có hơn 20 công trình thủy lợi đang hoạt động hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, xã đã tu sửa, bảo dưỡng và xây mới kiên cố 6.715 m kênh mương. Đầu vụ Đông - xuân năm nay, xã đã chỉ đạo các HTX thủy nông và bà con nhân dân nạo vét, tu sửa kênh mương, bảo đảm nguồn nước tưới tiêu.

Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung nguồn vốn xây dựng, sửa chữa các công trình đầu mối, trọng điểm; nâng cao chất lượng công tác quản lý, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi sau đầu tư. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ thông tin thời tiết, phòng, chống thiên tai, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.

Bài, ảnh: YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xín Mần phát triển vùng chè hữu cơ

BHG - Trên cơ sở Đề án và kế hoạch Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Xín Mần đã lựa chọn một số loại cây lợi thế để đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, giai đoạn 2015 - 2020. Một trong những nội dung quan trọng là phát triển vùng chè hữu cơ và tiêu chuẩn VietGAP, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương. Đồng thời, đưa sản phẩm chè Shan tuyết Xín Mần đến gần hơn với thị trường trong và ngoài tỉnh.

 

18/04/2018
Tái cơ cấu kinh tế dưới góc nhìn của các chuyên gia

BHG - Trong Chương trình Đối thoại chính sách Tái cơ cấu kinh tế mới đây, các chuyên gia chỉ rõ: Hà Giang cần dựa vào nội lực và có cơ chế khuyến khích ngược đối với cán bộ cũng như mạnh dạn đi vào những "vùng xám" để giải quyết 5 "nút thắt" trong hoạch định, điều hành, thực hiện Tái cơ cấu kinh tế. Những "nút thắt" như: Thông tin dữ liệu sơ sài; quy hoạch và các chỉ tiêu điều hành không tác dụng; thiếu cơ chế khuyến khích ngược đối với cán bộ, công chức; động cơ không muốn thoát nghèo của một bộ phận người dân; chưa có sự gắn kết giữa ba trụ cột của nền kinh tế rất cầm sớm được tháo gỡ.

17/04/2018
Nông dân Bắc Mê trăn trở tìm đầu ra cho cây nghệ

BHG - Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bắc Mê đã mạnh dạn chuyển đổi những loại cây kém hiệu quả sang trồng nghệ, từ đó từng bước thay đổi cuộc sống. Cây nghệ đang mở ra hướng đi mới nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, để hướng đến sản xuất hiệu quả và bền vững, vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm cho người trồng nghệ đang gặp rất nhiều khó khăn…

17/04/2018
Vị Xuyên đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng

BHG - Là một trong những huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh, những năm qua, các cấp, các ngành chức năng, cộng đồng dân cư và các gia đình đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, rõ nét đối với công tác bảo vệ (BV) và phát triển rừng (PTR); nhiều chương trình, dự án PTR, trồng rừng giống tốt chất lượng cao, trồng rừng mô hình, trồng rừng thay thế; thực hiện chính sách chi trả Dịch vụ môi trường rừng,... 

17/04/2018