Khó khăn trong thẩm định các chương trình hỗ trợ khuyến công

08:53, 25/04/2018

BHG - Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương tỉnh (Trung tâm) đã chủ động, tích cực trong công tác tham mưu và thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. Đặc biệt, trong lĩnh vực khuyến công đã triển khai hỗ trợ có hiệu quả nhiều mô hình, đề án cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, giảm công nhân lao động, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh vào sản xuất, chế biến, đặc biệt các mặt hàng nông sản chủ lực. Tuy nhiên, công tác khuyến công vẫn còn những khó khăn trong công tác thông tin, tuyên truyền ở các huyện, thành phố, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thẩm định, kiểm tra và hỗ trợ cho các cơ sở chế biến.

Cán bộ Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến công thương nghiệm thu Đề án hỗ trợ máy đóng gói bao bì sản phẩm của HTX Nông lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn, huyện Bắc Mê.                                         Ảnh: CTV
Cán bộ Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến công thương nghiệm thu Đề án hỗ trợ máy đóng gói bao bì sản phẩm của HTX Nông lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn, huyện Bắc Mê. Ảnh: CTV

Mặc dù, Trung tâm đã tham mưu cho Sở Công thương sớm ban hành văn bản đề nghị xây dựng kế hoạch và đăng ký Đề án khuyến công năm 2018 (từ tháng 5.2017) gửi các huyện, thành phố, tuy nhiên các Đề án khuyến công do các huyện, thành phố đăng ký chỉ có tên đề án, chưa có đề án chi tiết và báo giá máy móc, thiết bị kèm theo; một số đơn vị còn chưa định hình được nhu cầu hỗ trợ hay nội dung công việc cần thực hiện... chính vì thế, cán bộ Trung tâm phải tư vấn, hướng dẫn, thậm chí trực tiếp giúp các đơn vị xây dựng đề án, do đó việc thẩm định và phê duyệt các đề án chậm tiến độ rất nhiều.

Không những vậy, công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách, hỗ trợ của Chương trình khuyến công đối với cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn các huyện, thành phố chưa được quan tâm đúng mức; nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là các hộ kinh doanh, hợp tác xã quy mô nhỏ và vừa chưa nắm bắt được nội dung và định mức hỗ trợ, một số cơ sở vẫn hiểu lầm là Chương trình khuyến công sẽ hỗ trợ 100% tổng kinh phí thực hiện hoặc giải ngân trước để mua sắm máy móc, thiết bị … Điển hình như Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, xây dựng thương hiệu, thiết kế nhãn mác, bao bì với nguồn vốn cần hỗ trợ là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, nội dung đề nghị hỗ trợ của đơn vị đã được đầu tư, hiện tại không có nhu cầu đầu tư mới. Hay đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, chế biến chè khô, của hộ kinh doanh Phạm Công Đam, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, nội dung đề nghị đã được đầu tư, sản phẩm không ưu tiên hỗ trợ…

Theo đồng chí Phạm Văn Quang, Phó Giám đốc Trung tâm, để đánh giá, lựa chọn được các Đề án khuyến công có tính khả thi cao, đáp ứng các tiêu chí của Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh, Trung tâm đã tổ chức thẩm tra năng lực thực hiện Đề án khuyến công, trên cơ sở danh mục các đề án do UBND các huyện, thành phố đăng ký thực hiện năm 2018. Đa phần các huyện, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách về khuyến công nên việc tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn về thủ tục, hồ sơ đăng ký Đề án khuyến công còn chưa đúng, chưa đủ, chưa đảm bảo thời gian đăng ký theo yêu cầu của Sở Công Thương. Bên cạnh đó, một số cơ sở công nghiệp nông thôn mong muốn đầu tư hoặc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng, đăng ký thương hiệu… tuy nhiên do hạn chế về năng lực tài chính, không đảm bảo được nguồn kinh phí đối ứng nên không thể triển khai thực hiện đề án.

Với trách nhiệm, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ Trung tâm đến nay qua nhiều khâu lựa chọn, sàng lọc, đúng tôn chỉ, mục đích của Đề án khuyến công, Trung tâm đã lựa chọn được 13 đề án của các cơ sở chế biến mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh đề nghị được hỗ trợ kinh phí từ nguồn khuyến công địa phương 2018; 3 đề án hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia. Các đề án mang tính trọng tâm, trọng điểm theo định hướng chỉ đạo của tỉnh, ưu tiên hỗ trợ những đề án ứng dụng máy móc, thiết bị, lồng ghép với hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thiết kế nhãn mác bao bì sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm mang tính đặc hữu của tỉnh như tinh mật ong bạc hà, chế biến thịt bò khô, chè Shan tuyết... Qua đó, dần khẳng định được vị trí, vai trò đối với sự phát triển của ngành sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh nhà.

Lê Lâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang triển khai nhiệm vụ quý II

BHG - Ngày 24.4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị giao ban, triển khai nhiệm vụ quý II năm 2018. Đồng chí Nguyễn Xuân Thịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Giang chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh.Trong quý I, các TCTD trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định; Chi nhánh NHNN tỉnh đã kịp thời chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN Việt Nam và của tỉnh...

25/04/2018
Quang Bình đẩy mạnh sản xuất chè theo hướng VietGap

BHG - Sản xuất sạch, an toàn, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị và đời sống người dân là định hướng của huyện Quang Bình đối với việc phát triển chè Shan tuyết, cây trồng chủ lực của địa phương. Do đó, thời gian qua, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển chè, thực hiện nhiều biện pháp nâng cao năng suất, xây dựng thương hiệu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.  

25/04/2018
Bắc Quang sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện - Kỳ cuối: Đột phá về cải cách hành chính

BHG - Tập trung củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền được Đảng bộ huyện Bắc Quang đặt lên hàng đầu. Bí thư Huyện uỷ Bắc Quang, Trần Văn Hoà cho rằng: Cán bộ, đảng viên được bố trí trong các cơ quan Nhà nước phải thực sự là người có đạo đức, năng lực thì mới vận động quần chúng nhân dân thực hiện thành công các nghị quyết của Đảng.

24/04/2018
Chàng trai người Dao làm giàu từ cây chè

BHG - Về xã Quảng Nguyên (Xín Mần) tìm hiểu cây chè, tôi được khuyên đến gặp anh Lý Chàn Quên, thôn Quảng Hạ, người làm giàu thành công từ sản phẩm chè địa phương. Đến xưởng, lúc công nhân đang phơi, sấy mẻ chè đen sau 2 ngày mưa gió, nhìn quy mô nhà xưởng rộng rãi, cửa hàng tạp hóa khang trang, tôi càng cảm phục nghị lực của chàng trai người Dao đã gây dựng cơ ngơi từ hai bàn tay, khối óc dám nghĩ, dám làm. Rót xong chén chè xanh mời khách, Lý Chàn Quên kể về quãng thời gian gây dựng cơ ngơi. "Nhà mình trước ở thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang), năm 2008 mới chuyển lên đây kiếm sống"...

24/04/2018