Bắc Quang sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện - Kỳ 1: Đột phá về phát triển nông, lâm nghiệp - nông thôn

17:15, 20/04/2018

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Quang, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra “3 đột phá’’ và 5 nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển KT - XH. Những “đột phá” trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp - nông thôn; quản lý và phát triển đô thị - thu hút đầu tư; xây dựng hệ thống chính trị phục vụ nhân dân, sau hơn 2 năm thực hiện đã từng bước làm thay đổi diện mạo của huyện Bắc Quang.

 Bắc Quang có trên 5 nghìn ha chè, trong đó, trên 1 nghìn ha chè VietGap mang lại giá trị kinh tế cao.  Trong ảnh: Người dân thu hái chè Xuân.
Bắc Quang có trên 5 nghìn ha chè, trong đó, trên 1 nghìn ha chè VietGap mang lại giá trị kinh tế cao. Trong ảnh: Người dân thu hái chè Xuân.

Chủ trương tổ chức và sắp xếp lại sản xuất nông - lâm nghiệp được thực hiện xuyên suốt, trong đó dồn điền, đổi thửa và cải tạo vườn tạp phải đi trước. Đến nay, toàn huyện đã thực hiện được nhiều cánh đồng mẫu liền bờ, liền khoảnh ở 23 xã với diện tích gần 100 ha; việc sản xuất tuân thủ triệt để theo giải pháp “5 cùng”. Cơ giới hóa đồng ruộng tại các vùng chuyên canh đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nông dân. Toàn huyện có 7 vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh sâu tạo ra “mỗi làng xã 1 sản phẩm” đặc sắc và độc đáo. Phát triển kinh tế trọng tâm, trọng điểm được thể hiện: Phía Đông sông Lô và Tiểu khu cách mạng Trọng Con là vùng chuyên canh lúa gạo đặc sản, chăn nuôi đại gia súc, thuỷ sản tập trung. Vùng phía Nam và Tây Nam phát triển cây ăn quả có múi với diện tích trên 5.700 ha, cây lạc hàng hoá trên 2 nghìn ha. Vùng phía Bắc, Tây Bắc đi sâu thâm canh, chế biến chè đặc sản gần 5.500 ha. Khu vực các xã Tân Thành, Tân Lập phát triển dược liệu. Các thị trấn Tân Quang, Việt Quang chuyên trồng rau, hoa, cây cảnh và nghề thuốc Nam gia truyền. Các xã còn lại thuộc vùng sâu, vùng xa thực hiện triệt để công tác cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế rừng, trang trại, gia trại tổng hợp... Việc phân vùng sản xuất đã tạo ra các sản vật địa phương đa dạng, độc đáo, chất lượng, an toàn có sức cạnh tranh trên thị trường.

Vườn cam cho thu nhập tiền tỷ tại xã Vĩnh Hảo.
Vườn cam cho thu nhập tiền tỷ tại xã Vĩnh Hảo.

Thống kê sơ bộ cho thấy, mỗi năm Bắc Quang cung cấp ra thị trường trên 2 nghìn tấn gạo thơm, dẻo đặc sản, gần 6 nghìn tấn lạc nhân, hàng trăm tấn dầu lạc, hàng ngàn tấn chè VietGap, chè hữu cơ, trên 37 nghìn tấn cam, quýt, bưởi, chục ngàn tấn thịt hơi, cá, tôm các loại. Ngoài ra, mỗi năm Bắc Quang cũng trồng, thu hoach luân chuyển, quay vòng hàng ngàn ha rừng kinh tế, tạo ra từ 60 – 70 nghìn m3 gỗ được chế biến. Thu nhập bình quân hiện đạt gần 63 triệu đồng/ha đất canh tác, riêng đất trồng cây ăn quả có múi đạt ít nhất từ 150 – 300 triệu đồng/ha/năm.

Tính đến hết năm 2017, Bắc Quang có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch Nghị quyết Đại hội đề ra. Trong đó, có thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm; tổng sản lượng lương thực đạt trên 56 vạn tấn; giá trị thu nhập bình quân đạt trên 62 triệu đồng/ha; tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 7%. Có 7 chỉ tiêu đạt xấp xỉ từ 90 – 98%, 4 chỉ tiêu đạt từ 50 – 75% kế hoạch tỉnh, huyện đề ra. Bắc Quang hiện nay có cam, quý, bưởi đặc sản ở Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo; gạo thơm dẻo vùng Đông sông Lô; lạc, dầu lạc chất lượng tuyệt hảo ở Đồng Yên; cá Chiên sông Lô ở thị trấn Vĩnh Tuy; lợn đen Thượng Bình, Hữu sản; chè hữu cơ Tân Lập, rau sạch Hùng An; có nghề thuốc nam chữa bệnh ngay trung tâm Việt Quang; hoa, cây cảnh ở thị trấn Tân Quang; gỗ bóc, hay mua ván ép lát sàn bền đẹp về Liên Hiệp, Kim Ngọc... Sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Bắc Quang đã đạt doanh thu trên 1.700 tỷ đồng trong năm 2017, cao nhất từ trước đến nay.

Giải pháp nào để nông - lâm nghiệp Bắc Quang bứt phá? Câu trả lời là sự lãnh, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt của các cấp uỷ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân. Các hợp tác xã và Tổ hợp tác, Nhóm sở thích được hỗ trợ, tư vấn phương cách làm ăn, hỗ trợ vốn vay, hướng dẫn khoa học, kỹ thuật nên đều làm ăn hiệu quả. Hiện nay, toàn huyện có 113 thôn xây dựng được quỹ, trực tiếp hỗ trợ nông dân sản xuất; có 113 thôn “Tự chủ - Tự quản” xây dựng Quỹ đầu tư có thu hồi hỗ trợ người dân. Nông dân trong huyện cũng quy hoạch, xây dựng chuồng trại, vay trên 66 tỷ đồng vốn ngân hàng để phát triển sản xuất hàng hoá. Kèm theo đó, Bắc Quang còn có cơ chế, chính sách rộng mở, thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia liên kết với nông dân ở các lĩnh vực: Đầu tư khoa học, công nghệ chế biến chè, sản xuất cam, gạo đặc sản VietGap, thụ tinh nhân tạo cải tạo chất lượng đàn trâu, bò, nuôi lợn, dê, phát triển kinh tế rừng và trang trại tổng hợp, trồng cây dược liệu.

Trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền huyện Bắc Quang đã vận dụng tối đa việc huy động các nguồn lực xã hội theo tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm. Từ khi bắt tay xây dựng NTM đến nay, nhân dân đã đóng góp gần 37 nghìn ngày công, hiến trên 36.500 m2 đất; đầu tư trên 60,3 tỷ đồng làm trên 47 km đường bê - tông, 22 hội trường, xây dựng kênh mương thuỷ lợi... Tính đến năm 2017, Bắc Quang có 4 xã đạt chuẩn NTM; trong năm nay phấn đấu 2 xã Vĩnh Hảo, Việt Vinh “cán đích” NTM; các địa phương nằm trong lộ trình NTM tiếp theo gồm thị trấn Vĩnh Tuy, xã Kim Ngọc, Tiên Kiều, Việt Hồng; mục tiêu, đến hết năm 2020, Bắc Quang trở thành huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh.

Bài học thành công trong thực hiện “đột phá” phát triển nông, lâm nghiệp - nông thôn đang tiếp tục được chỉ đạo thực hiện trong năm nay với mục tiêu: Hoàn thiện quy mô các vùng sản xuất hàng hoá theo đúng quy hoạch; kiện toàn và củng cố các hợp tác xã, Tổ hợp tác, Nhóm sở thích; hỗ trợ có hiệu quả những sản phẩm cây, con thế mạnh để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế về đất đai, chính sách vốn, thuế, trải “thảm đỏ” kêu gọi và thu hút đầu tư vào sản xuất nông - lâm nghiệp.

Kỳ 2: Phát triển đô thị và thu hút đầu tư.

Bài, ảnh: NGUYỄN HÙNG

[links()]


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh các mô hình chăn nuôi tập trung ở Xín Mần

BHG - Nhằm phát huy có hiệu quả thế mạnh của địa phương, khuyến khích, thu hút đầu tư của nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực nông nghiệp, năm 2018, huyện Xín Mần thực hiện tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt trên 36%. Trước mục tiêu này, huyện đang dồn mọi nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư, hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi; đặc biệt, ưu tiên cho các gia trại, trang trại có quy mô tập trung.

 

20/04/2018
Cần ngăn chặn triệt để tình trạng "trục lợi" tiền đền bù từ các dự án

BHG - Những tháng đầu năm 2018, trên đất nông nghiệp dọc hai bên bờ sông Lô thuộc địa phận các xã Đạo Đức, Ngọc Linh, thị trấn Vị Xuyên (Vị Xuyên) xuất hiện nhiều công trình tạm bợ được xây dựng vội vàng, được các hộ dân phản ánh là để nuôi lươn, nuôi giun quế hay trồng dâu, nuôi tằm... Nhưng phản ảnh từ cấp ủy, chính quyền địa phương mục đích thật sự của những công trình này là nhằm "trục lợi" tiền đền bù từ Dự án xây dựng Thủy điện Sông Lô 3.

 

20/04/2018
Thôn Lùng Hẩu giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống

BHG - Thôn Lùng Hẩu, xã Thái An (Quản Bạ) là thôn vùng cao thuần nông còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo lên đến 80%. Những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của xã, đồng bào trong thôn đã chuyển hướng, đẩy mạnh sản xuất mặt hàng đan lát; vừa giữ gìn làng nghề truyền thống, vừa góp phần tạo thu nhập ổn định. Cách trung tâm xã Thái An hơn 10 km, đường vào thôn Lùng Hẩu nhiều đoạn vẫn còn; khó khăn. Là thôn thuộc vùng núi đá cao, nên phát triển nông - lâm nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh việc canh tác nông nghiệp như: Trồng ngô, Tam giác mạch, chăn nuôi bò, dê,… 

20/04/2018
Hoàng Su Phì hướng tới phát triển bền vững cây Thảo quả

BHG - Huyện Hoàng Su Phì hiện có trên 2 nghìn ha cây Thảo quả, trong đó,  diện tích cho thu hoạch là trên 1.270 ha, với sản lượng ước đạt khoảng 600-800 tấn quả tươi, giá trị trên 50 tỷ đồng. Những năm qua, cây Thảo quả đã mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Thời điểm này, những rừng Thảo quả trên địa bàn huyện đang trong giai đoạn đâm chồi, ra hoa; một số diện tích bắt đầu đậu quả. Diện tích Thảo quả chủ yếu tập trung ở các xã: Hồ Thầu, Nậm Ty, Túng Sán, Tả Sử Choóng, Nậm Khòa, Bản Péo… 

20/04/2018