Bắc Quang thu hút doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp

07:47, 18/01/2018

BHG - Hiện nay, huyện Bắc Quang đã thu hút được 5 doanh nghiệp liên kết với nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Lần đầu tiên trên địa bàn, các doanh nghiệp cùng với nông dân gia tăng sản xuất, cùng chia sẻ lợi ích để phát triển bền vững.

Cuối năm 2016, Công ty Cổ phần Xuất, nhập khẩu thực phẩm Đồng Giao (Ninh Bình) với Trung tâm Dịch vụ và chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT)  huyện Bắc Quang cùng phối hợp tổ chức cho nhân dân 3 xã: Quang Minh, Đồng Yên, Việt Vinh trồng 46,23 ha dứa; giống cây dứa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... đều do Công ty Đồng Giao đầu tư. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái, do Trung tâm Dịch vụ và Chuyển giao KHKT huyện Bắc Quang đảm nhận. Công việc còn lại đối với nhà nông là: Làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch. Tất cả dứa quả làm ra được 560 tấn, được Công ty Đồng Giao bao tiêu theo giá thị trường.

 Trong mối liên kết này, vai trò chuyển giao kỹ thuật sản xuất được đặt lên vai Trung tâm Dịch vụ và Chuyển giao KHKT huyện Bắc Quang. Còn phần tiêu thụ sản phẩm làm ra được giao cho Công ty Đồng Giao - một doanh nghiệp chuyên kinh doanh, buôn bán. Trung tâm Dịch vụ và Chuyển giao KHKT Bắc Quang là một đơn vị mới được thành lập dựa trên chuyển đổi vai trò từ đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước, chuyển sang Trung tâm Dịch vụ sử dụng nguồn thu từ sản xuất, dịch vụ. Còn vai trò của người nông dân trong liên kết này là “công nhân nông nghiệp” làm công, ăn sản phẩm do chính họ làm ra ngay trên chính mảnh đất của họ. Cách tổ chức nông dân sản xuất trên, thực sự là một “điểm mới” nổi lên trong cách làm tại Bắc Quang thời gian gần đây.

Đối với cây chè, huyên xác định là cây chủ lực. Bắc Quang hiện có trên 5.700 ha che, với sản lượng chè búp mỗi năm ước đạt gần 27.000 tấn. Năm 2017, Bắc Quang đã thu hút được Công ty Trà Hoàng Long liên kết với nông dân 5 xã: Hùng An, Vĩnh Tuy, Vĩnh Hảo, Tân Lập, Tân Thành cung ứng vật tư phân bón trị giá gần 2 tỷ đồng cho nông dân và thu mua chè búp tươi cho người sản xuất. Đồng thời, Công ty Hoàng Long xây dựng thêm một Nhà máy chế biến chè hữu cơ tại xã Tân Lập. Sự mở rộng của 2 nhà máy chế biến chè (một ở xã Hùng An và một nhà máy ở xã Tân lập) trong cùng một doanh nghiệp đã cho thấy: Cây chè có vai trò rất lớn đối với cả doanh nghiệp chế biến và hàng vạn hộ gia đình trồng chè. Các gia đình trồng chè cho biết: Một năm, cây chè cho thu hái ít nhất là 8 – 9 tháng liên tục. Trong các vùng chè trọng điểm, có rất nhiều gia đình đã thoát nghèo bền vững; nhiều hộ làm giàu cũng nhờ từ cây chè. Chính lý do đó, Bắc Quang đã xác định: Cây chè và các sản phẩm làm ra từ cây chè chính là thế mạnh của địa phương và cần được đầu tư thoả đáng.

Kêu gọi đầu tư vào khai thác đất đai, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, trồng cây dược liệu cũng là điểm sáng tại Bắc Quang trong năm 2017. Tính đến thời điểm hiện tại, Bắc Quang đã có 3 xã: Tân Lập, Tiên Kiều, Hùng An liên kết với Công ty Cổ phần dược phẩm Bông Sen Vàng, trồng dược liệu. Diện tích quy hoạch trồng giai đoạn I là 161,2 ha (Tân Lập 110 ha, Tiên Kiều 50 ha, Hùng An 1,2 ha). Hiện, Công ty đã, đang nỗ lực triển khai xây dựng Nhà máy chế biến dược liệu tại thôn Đá Bàn, xã Hùng An. Tiếp đó, Công ty Mía đường Sơn Dương (Tuyên Quang) cũng tham gia ký kết đầu tư, tiêu thụ gần 100 ha mía nguyên liệu với bà con nông dân xã Quang Minh; Công ty đã hỗ trợ nhà nông chuyển đổi diện tích trồng mía từ 1,2 – 2 triệu đồng/ha trồng mới. Trong thời gian tới, triển vọng mở rộng liên kết là rất khả quan.

Bên cạch các doanh nghiệp cùng bắt tay với nhà nông tận dụng đất đai, sức lao động phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã mang lại nhiều khởi sắc; còn có một doanh nghiệp bắt tay với nông dân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi gia trại. Công ty Cổ phần Phát triển khoa học kỹ thuật NTC Việt Nam đã vào khảo sát thực tiễn tại thị trấn Việt Quang để triển khai xây dựng gia trại lợn nái sinh sản. Hướng đi này, nhằm cung cấp con giống chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu phát triển chăn nuôi lợn trong tỉnh và các tỉnh giáp ranh.

Những tín hiệu liên kết giữa các doanh nghiệp bắt tay cùng nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại Bắc Quang đang mở ra hướng đi mới. Hướng đi của sự bắt tay 4 nhà đã khai mở. Trong đó, vai trò của Nhà nước (Chính quyền huyện Bắc Quang) thực sự là “nhà kiến tạo” về cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư. Một chính quyền đoàn kết thống nhất cao, biết lắng nghe và minh bạch mới thực sự là chỗ dựa cho mọi sự đầu tư. Do đó, vai trò kiến tạo cơ chế được coi là quan trọng bậc nhất để thúc đẩy phát triển bền vững. Còn lại, nhà khoa học là nhà chuyển giao tiến bộ KHKT và hưởng lợi từ dịch vụ; nhà doanh nghiệp đóng vai trò tổ chức sản xuất còn  người nông dân nay là người công nhân nông nghiệp.

Nguyễn Mạnh Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Xăng dầu Hà Giang thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

BHG - Công ty Xăng dầu Hà Giang là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Chi cục Vật tư Hà Giang được thành lập ngày 27.10.1967. Trải qua quá trình hoạt động kinh doanh, cùng với sự thay đổi của địa giới hành chính tỉnh, Công ty đã có thời kỳ sáp nhập, chia tách, đổi tên, thay đổi trụ sở và tên giao dịch; đến tháng 8.1995 Công ty chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam). 

18/01/2018
Nhộn nhịp Chợ gia súc Tráng Kìm

BHG - Đến Chợ gia súc Tráng Kìm, xã Đông Hà (Quản Bạ), họp vào thứ 5 hàng tuần mới thấy hết sự tấp nập, nhộn nhịp của phiên chợ. Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, huyện đã xây dựng chợ dành riêng cho việc mua bán gia súc, với tổng kinh phí đầu tư hơn 900 triệu đồng. Chợ được thiết kế các khu vực buộc gia súc, bục dắt gia súc lên xuống xe, thuận tiện cho việc vận chuyển. 

18/01/2018
Phụ nữ xã Yên Hà giúp nhau phát triển kinh tế

BHG - Những năm gần đây, bằng nhiều việc làm thiết thực, Hội Phụ nữ (PN) xã Yên Hà (Quang Bình) đã giúp đỡ, hỗ trợ nhiều hội viên (HV), PN có hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất, tăng thu nhập; từng bước ổn định cuộc sống.

17/01/2018
Thành lập mới 47 hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2017

BHG - Năm 2017, toàn tỉnh thành lập mới được 47 hợp tác xã nông nghiệp (HTX); trong đó, có 27 mô hình HTX toàn thôn; thành viên tham gia có trên 2.374 người, tổng vốn điều lệ trên 28,9 tỷ đồng.

17/01/2018