Tăng cường tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

08:48, 30/11/2017

BHG - Là kênh quan trọng trong việc đầu tư tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh huyện Hoàng Su Phì (Agribank Hoàng Su Phì) đã giúp hàng nghìn hộ nông dân có nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng ngành nghề kinh doanh và giải quyết việc làm, tăng thu nhập tại địa phương.

Để tăng cường vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank Hoàng Su Phì đã chú trọng mở rộng đối tượng cho vay, đơn giản hồ sơ thủ tục, áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay theo Nghị định của Chính phủ, để ngày càng có nhiều khách hàng nông dân được tiếp cận vốn vay; trú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Để thực hiện có hiệu Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh, Agribank Hoàng Su Phì đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo nguồn vốn vay đến với khách hàng.Trên cơ sở đơn vay của khách hàng, cán bộ Agribank tích cực phối hợp với các cấp, các ngành chức năng của huyện tổ chức khảo sát, thẩm định các hộ đủ điều kiện tham gia vay vốn một cách chặt chẽ và đảm bảo nguồn vốn cho vay đúng đối tượng, góp phần mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa.

Từ nguồn vốn vay 200 triệu đồng của Agribank Hoàng Su Phì, anh Phan Hữu Tụ, tổ 3 - thị trấn Vinh Quang đầu tư nuôi gà theo hướng trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ nguồn vốn vay 200 triệu đồng của Agribank Hoàng Su Phì, anh Phan Hữu Tụ, tổ 3 - thị trấn Vinh Quang đầu tư nuôi gà theo hướng trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về vốn để đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi của người dân đang có xu hướng tăng cao. Agribank Hoàng Su Phì đã chủ động huy động các nguồn vốn trong dân cư, đồng thời phối hợp với các tổ chức đoàn thể mở rộng nguồn vốn, tiếp cận và thẩm định các dự án cho vay để thực hiện giải ngân có hiệu quả. Tính đến ngày 27.11, Agribank Hoàng Su Phì đã giải ngân được trên 158 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch năm. Trong đó, cho vay phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh  gần 18 tỷ đồng.

Giám đốc Chi nhánh Agribank Hoàng Su Phì, Vũ Bá Bống, cho biết: Ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể và chính quyền các xã, thị trấn, đẩy mạnh tuyên truyền các dịch vụ tiện ích của hệ thống Agribank xuống khu dân cư, hộ gia đình. Phân công cán bộ bám sát địa bàn, chủ động tư vấn, hướng dẫn nông dân các thủ tục vay vốn, cách sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả. Hoạt động tín dụng những năm gần đây trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì diễn ra khá sôi động, trong đo, Agribank Hoàng Su Phì luôn bám sát các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế của địa phương, như: Phát triển chăn nuôi trâu, bò, trồng trọt và chế biến chè, dược liệu...

Cũng theo đồng chí Vũ Bá  Bống, từ nay đến hết năm 2017  Agribank Hoàng Su Phì sẽ tập trung hàng đầu vào công tác nguồn vốn, tăng cường tuyên truyền để thu hút tiền gửi tại địa bàn. Đồng thời, ưu tiên vốn đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã; nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định, giám sát vốn vay góp phần hạn chế tối đa rủi ro đối với ngân hàng…

Bài, ảnh: TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng và gia tăng các dịch vụ ngân hàng tiện ích

BHG - Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Thực hiện chủ trương này, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (Agribank Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tiến hành các giao dịch không sử dụng tiền mặt. Tính đến 31.10, Agribank Hà Giang đã lắp đặt 17 máy ATM tự động tại tất cả các huyện, thành phố và 14 máy POS...

30/11/2017
Điện lực Quang Bình thực hiện tốt Văn hóa doanh nghiệp, Chương trình 5S và Dịch vụ khách hàng

BHG - Hoạt động trên địa bàn huyện Quang Bình - Huyện phía Tây - Nam của tỉnh, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết không thuận lợi, mưa lũ, giông sét nhiều… Song, những năm qua, Điện lực Quang Bình đã khắc phục mọi khó khăn đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhu cầu điện sinh hoạt, điện cho sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Cùng với việc đảm bảo cung cấp điện ổn định cho nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, Điện lực Quang Bình còn thực hiện tốt công tác Văn hóa doanh nghiệp (VHDN), Chương trình 5S và công tác Dịch vụ khách hàng. 

29/11/2017
Các tham luận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017 – Hợp tác đầu tư và phát triển

BHG - Những năm qua, Hà Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, tạo tiền đề quan trọng để phát triển. Tỉnh đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, GRDP năm 2017 tăng trưởng khoảng 7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kinh tế biên mậu phát triển sôi động; lĩnh vực du lịch tăng trưởng tốt; các thành phần kinh tế đều có những bước phát triển; ...

29/11/2017
Phát triển bền vững thương hiệu mật ong Bạc hà: Bảo vệ thương hiệu mật ong Bạc hà Mèo Vạc

BHG - Mật ong Bạc hà Mèo Vạc là thương hiệu được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, thế nhưng nó vẫn chưa thực sự mang lại thu nhập khá cho người nuôi ong. Tỉnh ta đã xác định phát triển đàn ong nội, lấy mật tự nhiên và cây hoa Bạc hà trở thành nguồn nguyên liệu chính cung cấp mật cho đàn ong. Thời gian khai thác mật ong Bạc hà chính vụ ở các huyện Cao nguyên đá từ tháng 11 - 12 hàng năm, thời điểm này thường xảy ra rét đậm, rét hại nên số lượng mật thu được không nhiều, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Hơn nữa, sản phẩm này đang phải cạnh tranh gay gắt ...

29/11/2017