Bắc Quang đẩy mạnh trồng ngô vụ 3

08:40, 15/11/2017

BHG - Bắc Quang là một trong những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Thời gian qua, địa phương đã và đang đưa vụ Đông trở thành vụ sản xuất chính, giúp người dân hình thành thói quen mới bằng việc áp dụng KHKT vào sản xuất. Với mục tiêu đẩy mạnh thâm canh, hạn chế đất nông nghiệp bỏ trống trong vụ Đông, địa phương đang tích cực đưa cây ngô vụ 3 vào trồng trên đất 2 vụ lúa và đẩy mạnh phát triển cây vụ Đông theo hướng  tập trung, quy mô lớn, gắn với sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế.

Theo kế hoạch, vụ Đông năm nay, Bắc Quang phấn đấu gieo trồng 530 ha ngô; trong đó, ngô xuống ruộng 150 ha, ngô trồng trên đất soi bãi, vườn tạp 380 ha; giống chủ yếu là nếp HN88, MX4, MX10, nếp địa phương; giống ngô lai NK4300, NK66, NK54, NK67. Đồng thời, gieo trồng 900 ha cây rau, đậu các loại như: khoai lang, dưa chuột, cà chua, khoai tây, bắp cải, su hào, súp lơ, các giống rau cải ngắn ngày... Được biết, mỗi xã trên địa bàn huyện Bắc Quang có tiểu vùng khí hậu khác nhau, do đó, để đảm bảo đủ diện tích cho sản xuất các loại cây trồng trong vụ Đông, các xã xác định rõ quy mô, loại cây trồng phù hợp; tập trung chỉ đạo sản xuất ngay từ đầu vụ. Ngoài diện tích đã xác định quy hoạch, các xã cũng chú trọng mở rộng diện tích trồng ngô vụ Đông trên đất 2 vụ lúa; trong đó, tập trung vào các vùng trọng điểm như: Quang Minh, Hùng An, Việt Vinh, Tân Quang, Tân Thành...

Bà con nông dân xã Quang Minh tích cực chăm sóc ngô vụ 3.
Bà con nông dân xã Quang Minh tích cực chăm sóc ngô vụ 3.

Đồng chí Phạm Xuân Tình, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang, cho biết: “Nhằm phát huy tối đa các lợi thế sẵn có, các địa  phương trong huyện đang thể hiện sự quyết tâm, phấn đấu đạt kết quả vượt trội so với vụ Đông năm trước. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, huyện đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong BCĐ phụ trách từng công việc cụ thể. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở ở xã, thôn trong việc chỉ đạo phát triển sản xuất vụ Đông”. Hiện nay, bà con nhân dân trên địa bàn huyện Bắc Quang đã cơ bản gieo trồng xong diện tích ngô vụ 3 và đang tích cực chăm sóc, bón phân, đảm bảo cây ngô phát triển tốt. Nhằm tránh tình trạng bị động khi xảy ra hạn hán, bà con nhân dân đã tiến hành nạo vét, phát dọn các tuyến kênh mương đảm bảo nước tưới; xây dựng phương án đối phó khi xảy ra hạn. Do chủ động trong khâu làm bầu ngô, chuẩn bị đất và tập trung gieo trồng đúng khung thời vụ nên cây trồng hiện đang phát triển tốt. Diện tích ngô trồng trên đất vườn đồi, soi bãi được nhân dân sử dụng nhóm giống ngắn ngày và có khả năng chịu hạn, chịu lạnh tốt và có năng suất cao như: NK66, NK4300, LVN885; các khâu phòng, trừ sâu bệnh được tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật gieo trồng, thâm canh cây vụ Đông.

Trong số các xã đi đầu về phát triển sản xuất vụ Đông, xã Quang Minh là một trong những xã trọng điểm về phát triển cây ngô vụ 3 trồng trên đất 2 vụ lúa. Trước đây, người dân trong xã thường bỏ trống hoặc chỉ sử dụng một phần nhỏ diện tích để gieo trồng cây ngô trong vụ Đông. Sau khi được tuyên truyền, vận động, nhân dân đã áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ. Sau khi nhận thấy hiệu quả của cây ngô vụ 3 mang lại, người dân đã chủ động tận dụng tối đa diện tích ruộng để tăng diện tích gieo trồng. Vụ Đông năm nay, toàn xã gieo trồng 105 ha ngô và 95 ha rau, đậu các loại. Chị Nguyễn Thị Thương, người dân thôn Chúa, xã Quang Minh cho biết: “Bà con nhân dân trong thôn bắt đầu đưa cây ngô vào trồng vụ 3 từ năm 2008, đến nay, mọi người đã có ý thức chủ động trong sản xuất vụ Đông, qua đó góp phần đáng kể vào thu nhập cho các hộ gia đình. Hiện người dân trồng chủ yếu giống ngô nếp vì đây là loại cây có thị trường tiêu thụ rộng rãi và có giá trị kinh tế cao”.

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với việc người dân chuyển đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, nhất là sản xuất ngô vụ 3 đang trở thành phong trào rộng khắp trên toàn huyện đã tạo đà cho Bắc Quang dần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần giúp người dân nâng cao đời sống.

KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hà Giang - chủ động hội nhập "sân chơi" lớn

BHG - Từ nay đến năm 2020, tỉnh ta sẽ chủ động, tích cực nâng cao, hội nhập toàn diện với quốc tế ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục... trên tinh thần chủ động tham gia, tích cực đề xuất và đóng góp. Như vậy, chiến lược hội nhập của tỉnh sẽ hoàn toàn chuyển sang thế chủ động, tích cực gặp gỡ, trao đổi, đề xuất, phục vụ tốt mục tiêu phát triển KT-XH.

15/11/2017
Thôn Thanh Long chuyển trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá

BHG - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, người dân vùng núi đá thôn Thanh Long, xã Thanh Vân (Quản Bạ) đã tìm hướng đi mới chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá nước ngọt, đem lại hiệu quả kinh tế khá cho các hộ dân ở đây.

14/11/2017
Yên Minh sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

BHG - Trên 10 kế hoạch, nghị quyết, đề án... tổ chức thực hiện được ban hành đã đưa sản xuất nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; chăn nuôi phát triển mạnh, chuyển từ sản xuất nông hộ, quy mô nho, lẻ sang hình thức gia trại, trang trại... Kết quả trên, đã khẳng định bước chuyển khả quan của nông nghiệp Yên Minh sau gần 2 năm thực hiện tái cơ cấu (TCC).

14/11/2017
Thống nhất đầu mối quản lý nhà nước

BHG  - Ngày 20.9.2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 202/NĐ-CP ngày 27.11.2013 của Chính phủ về quản lý phân bón. Nghị định 108 quy định: Từ 20.9.2017, trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón cấp T.Ư được giao cho Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thuộc Bộ Nông nghiệp - PTNT; đối với địa phương, Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở Nông nghiệp - PTNT) là đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và Bộ Nông nghiệp - PTNT về nhiệm vụ này.

14/11/2017