Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa ở huyện động lực "cửa ngõ"

18:27, 31/10/2017

BHG-Ở Bắc Quang, vùng gạo thơm chất lượng cao được khoanh trồng tại 6 xã: Hữu Sản, Liên Hiệp, Bằng Hành, Kim Ngọc, Quang Minh và Việt Vinh. Các xã trên được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ, thuận nước tưới tiêu và có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời. Từ rất lâu, sản phẩm lúa, gạo tại 6 xã trên đã nổi tiếng trong cả nước với chất lượng dẻo, thơm. Để 6 xã trở thành vùng lúa, gạo thương phẩm hàng hoá chất lượng cao, Bắc Quang đã từng bước “dồn điền, đổi thửa” tạo ra những cánh đồng mẫu rộng lớn, tiện lợi cho quá trình sản xuất. Trên các cánh đồng mẫu lớn, nhân dân đã áp dụng biện pháp “5 cùng” sử dụng các giống lúa thơm đặc sản để canh tác. Các tổ, nhóm sở thích đã kết hợp với tổ hợp tác, HTX liên kết cùng nhau sản xuất, thu mua sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị đưa đến tay người tiêu dùng.

Vườn cam Chanh của gia đinh  bác Đạt ở thôn Vĩnh Thành đã bước vào vụ thu hoạch.
Vườn cam Chanh của gia đinh bác Đạt ở thôn Vĩnh Thành đã bước vào vụ thu hoạch.

Sản phẩm đứng thứ hai sau lúa, gạo là cam, quýt đặc sản được quy hoạch, phát triển trọng điểm tại 6 xã: Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Việt Hồng, Đồng Tâm, Vĩnh Phúc và Đông Thành. Tính đến nay, Bắc Quang có trên 5.000 ha cam, quýt, trên 3.000 ha đang cho thu hoạch. Cam Sành Bắc Quang đã nổi tiếng cả nước, nhân dân trong vùng chủ yếu áp dụng các giải pháp canh tác, sản xuất hữu cơ để tạo ra sản phẩm an toàn; áp dụng cách phòng, trừ sâu bệnh tổng hợp để duy trì ổn định và bền vững trong cả quá trình sản xuất. Cách làm trên đã và đang được áp dụng rộng rãi trong toàn vùng trồng cây ăn quả có múi. Hiện, cam Chanh tại Bắc Quang đang bước vào vụ thu hái, những trái cam chín vàng, ngát hương và đậm vị ngọt đang chinh phục thị trường khắp cả nước.

Bắc Quang được người tiêu dùng biết tới nhiều cũng từ hương thơm nồng nàn của các sản phẩm làm ra từ cây chè. Chè Tân Lập, Tân Thành, Vĩnh Tuy, Hùng An đã trở thành “quà tặng từ thiên nhiên” của mỗi gia đình. Chè Shan tuyết tự nhiên mọc trên độ cao cả ngàn mét so với mặt nước biển ở Tân Lập, Tân Thành được người tiêu dùng ví như “quà tặng” của trời đất, làm say lòng những ai một lần được thưởng thức. Thế mạnh đó hiện đã được “chắp thêm cánh” bằng cơ chế đầu tư, bằng công nghệ chế biến và tạo ra thương hiệu mạnh có sức cạnh tranh trên thị trường.

Bắc Quang có 3 xã Thượng Bình, Đức Xuân, Đồng Tiến nằm trong vùng lõi rừng đồi tự nhiên, thế mạnh nuôi trồng giống lợn đen địa phương, gà nòi thả đồi... Kể từ khi quy hoạch, các trang trại, gia trại có quy mô chăn nuôi hàng hoá tập trung đã được mở rộng trong vùng. Lợn đen, gà đồi, trâu, bò, dê, cá ở Vô Điếm, cá Chiên nuôi lồng trên sông Lô... đã và đang trở thành những sản phẩm nông nghiệp độc đáo ở vùng “động lực” nơi cửa ngõ Hà Giang.

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh, Bắc Quang đã áp dụng Nghị quyết 209/2015/HĐND để hỗ trợ đồng bào vay vốn, mở rộng chăn nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đặc sắc trên các phương tiện thông tin đại chúng. UBND huyện Bắc Quang còn giao trách nhiệm cho Phòng Công thương, phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại tại các thành, siêu thị lớn trong cả nước, giúp nhà nông tiêu thụ sản phẩm; tiến tới, từng bước liên kết xây dựng cở sở thu mua, nhà máy chế biến thực phẩm tại địa bàn, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người dân thị trấn Đồng Văn hy vọng thoát nghèo từ cây ớt Gió

BHG-Lâu nay, hình thức canh tác của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn được gắn với hình ảnh người lao động, sản xuất trên triền đá với cây trồng chủ yếu là ngô và hoa màu xen canh. Nhưng để tìm được cây trồng phù hợp với khí hậu và địa hình không phải dễ. Thời gian gần đây, cây ớt Gió đang được người dân quan tâm sản xuất, qua đó góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, XĐGN ở thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn).

 

31/10/2017
Nguyễn Việt Cường đứng dậy từ gian khó!

BHG-"Con đường dẫn đến thành công luôn đầy gian nan. Những trái ngọt ngày hôm nay tôi đang gặt hái đều là những cố gắng không ngừng nghỉ, bằng cả mồ hôi và nước mắt; các bạn trẻ đừng bao giờ bỏ cuộc trước thất bại mà hãy lấy đó làm động lực bước đi". Đó là lời tâm sự của anh Nguyễn Việt Cường, (sinh 1983), Bí thư Chi đoàn thôn Khuổi Niếng, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, người đang trên hành trình khởi nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gia súc hàng hóa tập trung, chất lượng cao.

31/10/2017
Quang Bình thu hút các dự án đầu tư vào Cụm công nghiệp Tân Bắc

BHG-Quang Bình - huyện vùng động lực của tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH và thu hút đầu tư. Ngoài những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nơi đây còn có hệ thống hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ, mạng lưới giao thông thuận lợi, tính kết nối cao, khả năng vận chuyển hàng hóa giữa các vùng, miền thuận tiện. 

31/10/2017
Bắc Quang tích cực gieo trồng cây vụ Đông

BHG-Theo kế hoạch, vụ Đông năm nay huyện Bắc Quang phấn đấu gieo trồng gần 1.500 ha cây nông nghiệp; trong đó trên 500 ha ngô, chủ yếu là giống nếp HN88, MX4, MX10, nếp địa phương và các giống ngô lai... Còn lại 900 ha các loại rau, đậu gồm: Dưa chuột, cà chua, khoai tây, bắp cải... Đối với cây ngô, tập trung ở các xã dọc Quốc lộ 2 và các xã Việt Vinh, Tân Quang, Tân Thành, Bằng Hành, Liên Hiệp... các xã trọng điểm trồng rau màu gồm Quang Minh, Hùng An, Đồng Yên, Vĩnh Phúc... 

31/10/2017