Hà Giang sẽ tổ chức Hội thi sản phẩm Mật ong Bạc hà và Hội thảo ứng dụng công nghệ và các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng mật ong

15:25, 09/10/2017

BHG - Nằm trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ 3, năm 2017. Từ ngày 24 đến ngày 26.11, tại huyện Mèo Vạc, UBND tỉnh sẽ tổ chức Hội thi sản phẩm mật ong bạc hà năm 2017 và Hội thảo Ứng dụng công nghệ và các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng mật ong bạc hà tỉnh Hà Giang.

Nghề nuôi ong bạc hà đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho người dân trên vùng Cao nguyên đá.
Nghề nuôi ong bạc hà đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho người dân trên vùng Cao nguyên đá.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, Hội thi sản phẩm mật ong bạc hà sẽ được tổ chức vào ngày 25.11 tại sân vận động huyện Mèo Vạc, tham gia Hội thi là các đơn vị, HTX nuôi ong khai thác mật hoa bạc hà tiêu biểu của 4 huyện nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý là Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn; Tuyên truyền, quảng bá, trưng bày sản phẩm đặc sản vùng cao thông qua các gian hàng được trưng bày tại Sân vận động huyện Mèo Vạc (từ ngày 24 đến 26.11), số lượng 14 gian hàng của 4 huyện vùng cao nguyên đá, sản phẩm trưng bày ngoài mật ong bạc hà được tuyển chọn còn có các loại mật ong khác và các sản phẩm tiêu biểu của đồng bào vùng cao; Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ và các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng mật ong bạc hà của tỉnh sẽ được tổ chức tại Hội trường UBND huyện Mèo Vạc vào chiều 25.11. Hội thảo có sự tham gia, đóng góp ý kiến thảo luận của các sở, ngành liên quan của tỉnh và các chuyên gia đầu ngành về con ong và mật ong như: Viện An toàn thực phẩm, Trung tâm nghiên cứu ong thuộc Viện chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam…

Hội thi sản phẩm Mật ong Bạc hà và Hội  thảo ứng dụng công nghệ và các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng mật ong là cơ hội giúp người nuôi ong mật bạc hà trong vùng Cao nguyên đá được trao đổi, học hỏi, tuyên truyền, quảng bá mật ong bạc hà, góp phần phát triển nghề nuôi ong truyền thống với sản phẩm đặc sản chỉ riêng có ở Hà Giang. Đồng thời, cung cấp các nghiên cứu về nghề nuôi ong, khai thác, chế biến, bảo quản, nâng cao chất lượng mật ong bạc hà cho người dân.

Lê Lâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Làm giàu từ mô hình vườn-ao-chuồng

BHG - Không ngại khó, ngại khổ, anh Vàng A Chung (sinh 1980) là người dân tộc Giáy, sống tại thôn Nà Bưa, xã Mậu Duệ (Yên Minh) đã từng bước ổn định cuộc sống gia đình từ mô hình vườn-ao-chuồng (VAC).

30/09/2017
Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể

BHG - Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy về tổ chức sản xuất cho nông dân giai đoạn 2014 - 2020 ban hành ngày 2.7.2014 đã triển khai được 3 năm. Từ sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự quyết tâm của UBND tỉnh, các hình thái kinh tế tập thể sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được đổi mới và phát triển đáng kể, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm.

30/09/2017
Lao Chải mùa lúa chín

BHG - Những ngày này, đến Lao Chải – xã vùng biên, vùng cao của huyện Vị Xuyên sẽ cảm nhận được không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân đang tranh thủ thời tiết thuận lợi để thu hoạch lúa Mùa. 

09/10/2017
Kỳ công "cõng cỏ" nuôi bò Vàng trên Công viên đá: Kỳ II - Bò Vàng, "đầu cơ nghiệp" và thương hiệu của Công viên đá

BHG - Một kỷ lục đáng mừng về giá bò Vàng mới được thiết lập trên Cao nguyên đá (CNĐ) khi hộ anh Dinh Mí Chứ, một "đại gia" bò ở thôn Xà Lủng, xã Lũng Táo, Đồng Văn bán một con bò Vàng giá 110 triệu đồng. Được biết, giá cao nhất cho một chú bò Vàng CNĐ trước nay thường chỉ từ 70 – 80 triệu đồng. 

07/10/2017