Đầu tư phát triển chuỗi giá trị - giải pháp để cam Hà Giang đứng vững trên thị trường

07:47, 06/10/2017

BHG - Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là một trong những khâu đột phá trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hiện nay để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, gắn kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ; nhằm tăng diện tích, sản lượng, khả năng cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho người dân. Đối với Hà Giang, cam là một trong các sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và chủ đạo; có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Với mục tiêu chiến lược là giảm thiểu chi phí, tạo sản phẩm mới và tái phân phối; ngày 27.12.2016, UBND tỉnh có Quyết định số 3272/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo phân tích và kế hoạch đầu tư chiến lược chuỗi giá trị cam Hà Giang giai đoạn 2016 – 2020.

Đối với cây cam, tỉnh đã ban hành các chính sách, giải pháp để phát triển như: Nghị quyết số 47 của HĐND tỉnh về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển KT-XH; Quyết định số 2775 của UBND tỉnh về việc thành lập tổ giúp việc cho UBND tỉnh để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển cây cam Sành Hà Giang giai đoạn 2013 – 2015; Quyết định số 1047 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt tỉnh Hà Giang đến năm 2020; Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Quyết định số 1838 của UBND tỉnh về việc Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 – 2020; Quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung đến năm 2020; đề xuất chính sách trồng, chế biến cam... Ngoài ra, các huyện đã triển khai hỗ trợ giống, vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật trồng cam cho nông dân; Ngân hàng hỗ trợ cho các tác nhân trong chuỗi vay vốn để sản xuất kinh doanh cam, nên sản lượng, năng suất, chất lượng cam không ngừng được tăng lên qua từng năm; đời sống của người trồng cam được cải thiện đáng kể.

Là địa phương có điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu nên cam Hà Giang có mùi thơm rất đặc trưng, vị ngọt thanh, quả rắn, màu vàng, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Năm 2014, cam Sành Hà Giang xếp vào top 10 sản phẩm được người tiêu dùng tin cậy do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chứng nhận, được Hiệp hội KH&CN lương thực, thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu “Món ngon – tinh hoa ẩm thực Việt”. Ngày 10.10.2016, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Sành Hà Giang. Đây có thể được xem là “bảo bối” góp phần bình ổn chất lượng và danh tiếng của sản phẩm, phát triển, quảng bá hình ảnh cam Hà Giang tới người tiêu dùng; phát huy các lợi thế riêng có của địa phương để phát triển sản phẩm đặc sản; nâng cao giá trị kinh tế cho cam; đảm bảo quyền và lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Từ đây, cam Hà Giang có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các địa phương khác như cam Cao Phong (Hòa Bình), cam Hàm Yên (Tuyên Quang), cam Trung Quốc...

Tuy nhiên, việc sản xuất cam hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức, rủi ro khi trình độ canh tác của người dân còn nhiều hạn chế, giống bị thoái hóa, cây già cỗi, sâu bệnh phá hoại nhiều, ảnh hưởng của thời tiết, bảo quản sau thu hoạch chưa đảm bảo; việc thu hái, vận chuyển chưa đúng cách, việc tiếp cận thì trường còn nhiều hạn chế, sản lượng thu hoạch tập trung trong trời gian ngắn nên bị thương lái ép giá,... gây tổn thất lớn cho người sản xuất; mặc dù xây dựng được nhãn hiệu cam Sành từ năm 2004 và được bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ, nhưng trên thị trường khó có thể nhìn thấy sản phẩm cam dán nhãn hiệu hàng hóa; cam phần lớn được bán dưới dạng quả tươi, không qua sơ chế bảo quản và bao bì đóng gói. Việc canh tác trên các đồi núi dốc qua nhiều năm sẽ dẫn đến rửa trôi, xói mòn đất, làm cho đất thoái hóa bạc màu, thiếu dinh dưỡng dẫn đến năng suất và chất lượng cam bị giảm sút. Vì chưa có nhãn mác nên trên thị trường cam Hà Giang bị các loại cam kém chất lượng khác trà trộn lấy thương hiệu để buôn bán, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của cam Hà Giang. Mặt khác, hệ thống kênh thị trường chưa hoàn thiện và phát triển rộng, việc xúc tiến và quảng bá sản phẩm chưa hiệu quả nên mặc dù có tiếng nhưng lại chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Việc xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm cam bao gồm các chức năng: Đầu vào (giống, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật); sản xuất (các hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch); thu gom - sơ chế; thương mại (các hoạt động mua, bán cam đến người tiêu dùng); tiêu dùng (hoạt động mua và tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp). Tương ứng với mỗi chức năng trong chuỗi giá trị sẽ có ít nhất 1 tác nhân tham gia chuỗi và các tác nhân này kết nối với nhau thành hệ thống cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị cam hướng đến việc tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi mục tiêu đến năm 2020, người trồng cam có thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha/năm; cam Hà Giang phát triển ổn định ở mức 5.000 ha, trong đó có 1.900 ha cam VietGap; năng suất bình quân tối thiểu là 150 tạ/ha, giá bán bình quân ổn định tối thiểu là 20.000 đ/kg; chi phí sản xuất của các tác nhân giảm 5-10%; xây dựng và củng cố tối thiểu 30 tổ hợp tác và hợp tác xã tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên; nâng cao năng lực cho người dân thông qua các khóa tập huấn về trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái; tham quan học tập; kiến thức thị trường, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; hỗ trợ xây dựng và nâng cấp 3 cơ sở sản xuất giống cam và xây dựng từ 1-2 nhà máy chế biến nước cam ép, 6 cơ sở sơ chế, đóng gói và bảo quản cam, 3 vườn cam sinh thái.

Cam Hà Giang đang chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế, từ các đối thủ trong ngành, các đối thủ tiềm ẩn và từ quyền lực thị trường của người mua, vì vậy, việc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm cam là điều cấp thiết. Các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung nguồn lực để thực hiện theo quyết định đã được UBND tỉnh phê duyệt.

AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể

BHG - Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy về tổ chức sản xuất cho nông dân giai đoạn 2014 - 2020 ban hành ngày 2.7.2014 đã triển khai được 3 năm. Từ sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự quyết tâm của UBND tỉnh, các hình thái kinh tế tập thể sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được đổi mới và phát triển đáng kể, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm.

30/09/2017
Làm giàu từ mô hình vườn-ao-chuồng

BHG - Không ngại khó, ngại khổ, anh Vàng A Chung (sinh 1980) là người dân tộc Giáy, sống tại thôn Nà Bưa, xã Mậu Duệ (Yên Minh) đã từng bước ổn định cuộc sống gia đình từ mô hình vườn-ao-chuồng (VAC).

30/09/2017
Hội thi Phương án hay nhận ngay tài trợ cho các nhóm cùng sở thích

BHG - Sáng 29.9, tại Trung tâm văn hóa huyện Vị Xuyên, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban điều phối chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tỉnh (CPRP) tổ chức hội thi "Phương án hay nhận ngay tài trợ" cho các nhóm cùng sở thích. 

29/09/2017
Nhiều giải pháp thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng

BHG - Từ nay đến năm 2020, tỉnh ta phấn đấu hoàn thành 12 chỉ số trong lĩnh vực lâm nghiệp như: Mức tăng trữ lượng rừng tự nhiên từ 5-7% so với năm 2015; năng suất rừng trồng đạt 60-70 m3/ha/chu kỳ 7 năm...

29/09/2017