Bắc Quang hướng tới nền nông nghiệp an toàn

09:12, 14/09/2017

BHG- Nghị Quyết Số 09 – NQ/HU ngày 15.12.2016, Hội nghị lần thứ 10 BCH Đảng bộ huyện Bắc Quang khoá XXI xác định mục tiêu năm 2017 là: “Tổ chức quy hoạch, mở rộng diện tích và phát triển sản xuất cam, chè, vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP. Khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, cá theo hướng sản xuất hàng hoá...”.

Bắc Quang đã cải tạo hàng trăm ha vườn tạp trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bắc Quang đã cải tạo hàng trăm ha vườn tạp trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hội Nghị lần thứ 10 BCH huyện cũng khẳng định: Năm 2016, toàn huyện đã có 935 ha cam, 680 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đã cải tạo 1.339 ha vườn tạp chuyển trồng cây có giá trị kinh tế cao... Mục tiêu phát triển nông nghiệp năm 2017 được xác định: Tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh áp dụng KHKT, công nghệ mới và từng bước cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Dựa trên định hướng đó, Bắc Quang đã tập trung chỉ đạo chính quyền cơ sở tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng phương pháp canh tác truyền thống. Lấy phân chuồng, các sản phẩm phụ từ các chất thải trong chăn nuôi ngâm, ủ để chăm bón cho cây trồng. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật đa dạng sinh học tạo cân bằng sinh thái, hướng đến phát triển bền vững. Qua đó, hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật đối với tất cả các loại cây trồng, vật nuôi.

Cụ thể: Thực hiện chuyển đổi cơ bản các loại cây trồng thế mạnh, như: Cam, quýt, chè sang sản xuất VietGAP. Các loại rau ăn lá, củ, quả làm thực phẩm chuyển sang canh tác hữu cơ truyền thống. Thực hiện nghiêm việc tổ chức, kiểm tra, giám sát và cách ly thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần thiết theo đúng quy định pháp luật trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Tại các xã trọng điểm vùng cây ăn quả: Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Tiên Kiều..., áp dụng canh tác theo phương pháp truyền thống (sản xuất hữu cơ) là chủ yếu. Còn lại, chuyển một phần diện tích sang canh tác VietGAP. Ông Phạm Quang Lân, Chủ tịch Hội trồng cam huyện Bắc Quang, cho biết: Đã thành lập các Chi hội trồng cam sạnh được 22/23 xã, thị trấn. Toàn Hội trồng cam Bắc Quang có trên 3.700 hộ tham gia các chi hội. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, năm 2017 Hội trồng cam sạch của huyện có khoảng gần 2.800 ha cam được quy hoạch sản xuất an toàn theo phương pháp truyền thống. Hiện nay, Hội trồng cam Bắc Quang đã tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm tới 4 thị trường lớn là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. Tại 4 thị trường này tập trung đông dân cư và các Khu công nghiệp... nên sức tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Ngoài ra, còn các liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm nhỏ lẻ ở một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ và miền Trung.

Đối với sản xuất rau, quả thực phẩm, anh Nguyễn Văn Trung, Phó trưởng Phòng NN & PTNT huyện Bắc Quang, cho biết: Hiện nay, huyện đã có 1 HTX và 5 tổ hợp tác, trên 100 thành viên tham gia sản xuất rau, củ, quả theo phương pháp hữu cơ. Tính đến hết tháng 7.2017, diện tích trồng rau, củ, quả hữu cơ của huyện đã đạt trên 30 ha. Các điểm trồng rau hữu cơ tập trung tại: Hùng An, Quang Minh, Tân Quang... Phần lớn các loại rau, củ, quả làm ra tại các vùng quy hoạch trên đều không đủ cung cấp cho thị trường. Hiện tại, Bắc Quang đang cân nhắc mở rộng diện tích trồng rau, củ an toàn trong thời gian tới, vì nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn còn rất nhiều tiềm năng. Theo những người trồng rau hữu cơ cho biết, thu nhập của họ có được khoảng trên 100 triệu đồng/ha sau khi đã trừ chi phí và cho rằng, việc mở rộng trồng rau, củ, quả an toàn của huyện là việc cần làm ngay.

Đối với cây chè, kế hoạch hết năm nay Bắc Quang sẽ đưa diện tích trồng, thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP lên trên 1.000ha; sản lượng chè thành phẩm chất lượng cao ước đạt trên 400 tấn. Các xã, Vĩnh Hảo, Hùng An, Tân Thành, Quang Minh, Tân Quang đã và đang đi đầu trong chuyển đổi sản xuất theo hướng: Xanh, sạch, hiệu quả kinh tế.Để đạt được mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững; Bắc Quang đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi người sản xuất: Cho vay ưu đãi từ các ngồn quỹ thôn, Ngân hàng CSXH...; hỗ trợ kiến thức, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng chỉ dẫn địa lý và tìm kiếm thị trường tiêu thụ...

Giải pháp đồng bộ, cách áp dụng sáng tạo, cùng sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn dân sẽ là “chìa khoá” để sản xuất nông nghiệp Bắc Quang phát hiệu quả, phát triển bền vững.

Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ phát triển Hợp tác xã toàn thôn

BHG- Các hợp tác xã (HTX) toàn thôn được thành lập với mục tiêu hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho các thành viên. Sự ra đời của các HTX này đã đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ dân, bước đầu giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông thôn. 

14/09/2017
Một số định hướng sản xuất trong vụ Đông năm 2017-2018

BHG- Sản xuất vụ Đông năm 2016 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, cùng với đó ngành Nông nghiệp quan tâm chỉ đạo và chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất và thực hiện đúng theo phương châm chỉ đạo của UBND tỉnh "Chắc làm, chắc thắng, đi vào chất lượng, có thị trường tiêu thụ sản xuất". 

14/09/2017
Xã Đường Âm thực hiện hiệu quả nguồn vốn 209

BHG- Sau hơn một năm triển khai Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa; đến nay, người dân trên địa bàn xã Đường  Âm (Bắc Mê) đã tiếp cận được nguồn vốn và sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân. 

14/09/2017
Dự án đưa dân ra khỏi vùng nguy hiểm tại thôn Vén, xã Tân Trịnh sắp hoàn thành

BHG- Dự án bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quyét (vùng nguy hiểm) trên địa bàn huyện Quang Bình đến định cư tại thôn Vén, xã Tân Trịnh được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 3414/QĐ-UBND ngày 29.10.2010. 

14/09/2017