Trồng cây màu xuống ruộng kém hiệu quả, người dân xã Quang Minh thu nhập cao

07:29, 22/03/2017

BHG- Nhiều năm gần đây, thay vì sản xuất độc canh cây lúa, nhiều hộ dân ở xã Quang Minh (Bắc Quang) đã chủ động chuyển đổi nhiều diện tích đất ruộng kém hiệu quả, không chủ động nước tưới tiêu sang trồng luân canh các loại cây hiệu quả kinh tế cao. Việc thay đổi tập quán canh tác này đã giúp người dân tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Vườn rau chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả của chị Nguyễn Thị Hương, thôn Minh Thượng.
Vườn rau chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả của chị Nguyễn Thị Hương, thôn Minh Thượng.

Vụ Đông vừa qua cho thấy, trên những cánh đồng sau thu hoạch lúa Mùa của xã Quang Minh đã phủ xanh màu các loại cây như ngô nếp, các loại rau, đỗ... Điều này không chỉ nâng cao hệ số sử dụng đất mà còn góp phần tăng thu nhập nông hộ. Chị Nguyễn Thị Hương, thôn Minh Thượng chia sẻ: “Nhờ trồng luân canh ngô, lúa, rau cuộc sống gia đình tôi khá hơn. Trồng lúa nhiều năm liên tiếp cho năng suất thấp nên tôi quyết định trồng luân canh với cây ngô để vừa cải tạo đất, vừa có thêm thu nhập. Ngoài ra, vụ Đông tôi trồng rau bí, bắp cải, các loại đậu. Với trên 3.000 m2 nhưng mỗi vụ, tôi bán đi cũng được gấp 2-3 lần trồng lúa”. Chị Nguyễn Thị Xuyên, cán bộ Khuyến nông thôn Khiềm cho biết: “Toàn bộ hơn 15 ha đất sản xuất lúa của toàn thôn không còn bỏ hoang như trước, khi cây trồng vụ Đông mang lại hiệu quả cao về kinh tế. Cứ khoảng 1 m2 đất cho thu hoạch từ 4-6 bắp ngô Đông, có giá bán từ 2 - 4.000 đồng/bắp. Còn rau vụ Đông giúp các hộ có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng/hộ/vụ”.

Năm 2010, khi Chương trình xây dựng NTM mới manh nha “bén rễ” vào cuộc sống thì “bức tranh” phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập tại xã Quang Minh còn ít gam màu sáng. Đa phần bà con mới dừng ở việc phát triển kinh tế hộ theo hình thức nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Thậm chí, người dân còn bỏ lỡ “tấc vàng” khi để nhiều diện tích đất sản xuất vụ 3 rơi vào trạng thái “ngủ đông”. Trước thực tiễn ấy, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Minh, anh Nguyễn Tiến Chước cho biết: “Nhiều năm trước, khi còn làm Chủ tịch Hội Nông dân xã, tôi đã xác định và vận động bà con là muốn nâng cao thu nhập phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng hệ số sử dụng đất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và hình thành Tổ sản xuất tại các thôn”.

Theo chân anh Nguyễn Văn Huỳnh, Trưởng thôn Quang Tiến, chúng tôi đến thăm hộ chị Nguyễn Thị Nga;  được tận mắt chứng kiến những thửa ruộng trước kia trồng lúa 2 vụ giờ đã xanh ngát màu của những cây bắp cải đang cuộn lá, dưa chuột... của gia đình.  Dẫn chúng tôi đi thăm ruộng rau, chị Nga cho biết: “Nghề trồng rau ở đây có từ lâu, nhưng trồng rau xuống ruộng với quy mô lớn thì nhà tôi là một trong những hộ đi đầu; đến nay làm được 6 năm, chủ yếu trồng các loại rau cải, mùng tơi, đậu, dưa chuột và rau thơm các loại... Đặc biệt năm 2016 vừa rồi, từ vườn rau cũng cho gia đình tôi thu nhập trên 60 triệu đồng. Trước đây, cả nhà tôi trông chờ vào mấy sào ruộng, quanh năm vất vả mà thu nhập chẳng là bao. Đến khi hết mùa gặt gia đình mới tháo nước làm đất để trồng rau nhưng chỉ với quy mô nhỏ. Cuối năm 2011, nhà tôi mua thêm mảnh ruộng rồi chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau các loại với quy mô lớn. Trồng rau cho thu hoạch quanh năm, chỉ cần chú ý chăm sóc và gieo trồng đúng thời vụ từng loại cây thì cho hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần trồng lúa. Rau của nhà tôi thường mang ra chợ trung tâm huyện, vì là rau sạch nên dễ bán, có hôm bán hết 50 kg các loại rau, ngày nhiều nhất cũng thu về được gần 1 triệu đồng”.

Thời gian gần đây, nhiều nông hộ xã Quang Minh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa 1 vụ sang trồng rau, ngô hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, dù chưa chuyên nghiệp nhưng nhiều nông hộ đã biết bày bán sản phẩm nông nghiệp tại các điểm dân cư tập trung hoặc dọc tuyến Quốc lộ 279 hay ngã ba Pắc Há (Quang Minh) đi vào phố Sảo (Kim Ngọc)... Nhìn những thửa ruộng phủ xanh mướt màu rau đủ các loại, tôi cùng cán bộ Khuyến nông, Trưởng thôn tin vào một tương lai không xa, nơi đây sẽ được phủ một màu xanh hy vọng và trở thành vùng sản xuất rau sạch có tiềm năng của huyện Bắc Quang.

 MỸ HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cho vay đầu tư có thu hồi: Trao cơ hội giảm nghèo ở Bắc Quang

BHG- Nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi tư duy "trông chờ, ỷ lại" vào Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước và tăng thu nhập, dần cải thiện cuộc sống... Đó là hiệu quả mà Chương trình cho vay đầu tư có thu hồi (ĐTCTH) đang phổ biến rộng ở huyện Bắc Quang.

22/03/2017
Quản Bạ phát huy thế mạnh vườn ươm giống cây dược liệu trong dân

BHG- Là nơi đi đầu trong việc trồng và chế biến dược liệu, với diện tích cây dược liệu trồng mới hàng năm là trên 300 ha ở toàn huyện Quản Bạ. Việc tìm nơi cung cấp nguồn giống cây dược liệu đang là vấn đề khá nóng, thiếu giống, khó khăn trong nhập giống mới, cây giống mang về trồng tỷ lệ sống thấp... đang dần được giải quyết bằng các vườn ươm giống trong nhân dân.

22/03/2017
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank Quang Bình

BHG- Điều phấn khởi nhất trong hoạt động kinh doanh ở Chi nhánh Agribank Quang Bình là tốc độ tăng trưởng dư nợ, nguồn vốn tăng so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu 1,02% thấp hơn so với tỉnh giao là 0.98%; lợi nhuận khoán tài chính (KTC) đạt kế hoạch giao.

21/03/2017
Trưởng thôn trở thành doanh nhân trẻ

BHG- "Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có". Lời nhà văn Nam Cao cách đây hơn 70 năm vẫn còn vẹn nguyên giá trị và trở thành câu chuyện khởi nghiệp đáng ngưỡng mộ với nhiều thế hệ thanh niên trên địa bàn xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) khi nhắc đến anh Nguyễn Văn Cường – Trưởng thôn Vĩnh Chính – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Giám đốc Công ty TNHH một thành viên (MTV) May mặc Cường Thuận. 

21/03/2017