Hiệu quả từ HTX Dân quân trồng rừng ở Vị Xuyên

07:31, 22/03/2017

BHG- Vị Xuyên là một trong những huyện có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn. Để khai thác tiềm năng đó, địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án trồng mới rừng nhằm nâng cao độ che phủ, thu nguồn lợi từ rừng cũng như cải thiện môi trường sinh thái... Nhằm nâng cao hiệu quả từ trồng rừng sản xuất, huyện Vị Xuyên đã thành lập HTX Dân quân trồng rừng ở một số xã có điều kiện thuận lợi.

Thành viên HTX Dân quân trồng rừng xã Bạch Ngọc ra quân phát dọn thực bì.
Thành viên HTX Dân quân trồng rừng xã Bạch Ngọc ra quân phát dọn thực bì.

Qua khảo sát, huyện đã lựa chọn 3 xã: Kim Thạch, Ngọc Minh và Bạch Ngọc để thành lập mô hình HTX Dân quân trồng rừng. Sau khi xây dựng Điều lệ, Phương án sản xuất, kinh doanh, các HTX đã bước vào hoạt động. Tại xã Kim Thạch (xã đầu tiên thành lập HTX Dân quân trồng rừng) được giao 80 ha đất lâm nghiệp với 53 thành viên là biên chế trong lực lượng dân quân của xã. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc là Xã đội trưởng.

Theo mô hình đó, xã Ngọc Minh, xã Bạch Ngọc cũng được thành lập HTX Dân quân trồng rừng. Tại xã Ngọc Minh có 50 thành viên, được giao 20 ha đất lâm nghiệp, xã Bạch Ngọc có 62 thành viên, được giao 100 ha đất lâm nghiệp. Ngay sau khi được thành lập trong năm 2016, các HTX trên đã bước vào hoạt động. Cùng với nhiệm vụ thường xuyên huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu, ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai,  hỏa hoạn xảy ra trên địa bàn; tham gia diễn tập giữ gìn trị an, phòng chống cháy rừng, phòng chống lụt bão xảy ra trên địa bàn; phối hợp tổ chức tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ, phối hợp với Công an xã giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội..., các HTX còn nhận thêm nhiệm vụ trồng rừng kinh tế, rừng lâm nghiệp xã hội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BTV Đảng ủy xã.

Các HTX Dân quân trồng rừng của huyện Vị Xuyên ra đời đã tạo ra phương thức sản xuất mới, nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường hiệu quả sử dụng đất và chất lượng rừng trồng; phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư thâm canh trong sản xuất lâm nghiệp. Đồng thời tăng cường sức mạnh, nguồn lực của các thành viên HTX, tạo công ăn, việc làm cho người dân địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bạch Ngọc: Mặc dù được thành lập sau các xã khác, nhưng Đảng ủy và UBND xã đã chỉ đạo HTX xây dựng các chương trình nhanh chóng đi vào hoạt động. Với diện tích được giao, HTX đã triển khai phát dọn thực bì, liên hệ với những đơn vị cung ứng giống cây lâm nghiệp đảm bảo chất lượng. Phương án sản xuất của HTX sẽ góp phần cung cấp củi và nguyên liệu chế biến gỗ. Theo hạch toán kinh tế cho một chu kỳ kinh doanh 1 ha là chi phí đầu tư 35 triệu 500 ngàn đồng, sau 1 chu kỳ thu được 105 mét khối gỗ, bán với giá 1 triệu đồng/khối sẽ thu được 105 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư, thuế doanh nghiệp, HTX sẽ thu về lợi nhuận là 52 triệu 125 ngàn đồng. Bên cạnh hiệu quả về kinh tế còn mang lại hiệu quả về xã hội, như giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên, tăng tỷ lệ che phủ rừng, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững... Đến nay, HTX đã trồng được 8 ha, hết năm 2017 hoàn thành trồng 30 ha, đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành toàn bộ số diện tích đất lâm nghiệp được giao.Đối với HTX Dân quân trồng rừng xã Kim Thạch, đến thời điểm này đã trồng được 3 ha, HTX Dân quân trồng rừng xã Ngọc Minh trồng được 2 ha và đang tiếp tục xử lý thực bì để trên diện tích được giao để tiếp tục trồng mới rừng trong vụ Xuân năm nay.

Có thể khẳng định, việc thành lập mô hình HTX Dân quân trồng rừng ở Vị Xuyên sẽ khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, tạo nguồn nguyên liệu tập trung cho các nhà máy giấy, chế biến gỗ...; thay đổi nhận thức của người dân về phát triển kinh tế tập thể, nâng cao trình độ quản lý và tổ chức các phương án sản xuất, kinh doanh...

An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ phát huy thế mạnh vườn ươm giống cây dược liệu trong dân

BHG- Là nơi đi đầu trong việc trồng và chế biến dược liệu, với diện tích cây dược liệu trồng mới hàng năm là trên 300 ha ở toàn huyện Quản Bạ. Việc tìm nơi cung cấp nguồn giống cây dược liệu đang là vấn đề khá nóng, thiếu giống, khó khăn trong nhập giống mới, cây giống mang về trồng tỷ lệ sống thấp... đang dần được giải quyết bằng các vườn ươm giống trong nhân dân.

22/03/2017
Trồng cây màu xuống ruộng kém hiệu quả, người dân xã Quang Minh thu nhập cao

BHG- Nhiều năm gần đây, thay vì sản xuất độc canh cây lúa, nhiều hộ dân ở xã Quang Minh (Bắc Quang) đã chủ động chuyển đổi nhiều diện tích đất ruộng kém hiệu quả, không chủ động nước tưới tiêu sang trồng luân canh các loại cây hiệu quả kinh tế cao. Việc thay đổi tập quán canh tác này đã giúp người dân tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

22/03/2017
Cho vay đầu tư có thu hồi: Trao cơ hội giảm nghèo ở Bắc Quang

BHG- Nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi tư duy "trông chờ, ỷ lại" vào Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước và tăng thu nhập, dần cải thiện cuộc sống... Đó là hiệu quả mà Chương trình cho vay đầu tư có thu hồi (ĐTCTH) đang phổ biến rộng ở huyện Bắc Quang.

22/03/2017
Agribank Bắc Quang: Nỗ lực giải ngân nguồn vốn theo Nghị quyết 209

BHG- "Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị vay vốn theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh, đơn vị đã cử cán bộ xây dựng kế hoạch, tiến hành thẩm tra, xác minh, thông tin kịp thời, giải ngân nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng hàng hóa của các hộ dân", đó là thông tin do Giám đốc Agribank Bắc Quang - Trương Viết Hào, cho biết. 

21/03/2017