Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

08:39, 06/12/2016

BHG - Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNN) của tỉnh, trong đó chú trọng đến hướng phát triển nông nghiệp bền vững; tuân thủ nguyên tắc thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về an sinh xã hội cho nông dân, bảo vệ môi trường và lợi ích người tiêu dùng. Những năm qua, Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Giang đã tăng cường việc quản lí, triển khai nhiều nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP). 

Nỗ lực trong những năm qua, Chi cục đã chủ động tham mưu nâng cao chất lượng ATTP để nâng cao giá trị cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP và HACCP vào sản xuất, chế biến chè năm 2014 – 2015; tham mưu xây dựng các kế hoạch thực hiện TCCNN đến năm 2020; tham mưu xây dựng kế hoạch hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất rau trên địa bàn 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên đến năm 2020 theo chương trình đối ứng với Dự án JICA.

Theo thống kê đến nay, diện tích cam triển khai VietGAP toàn tỉnh đạt 1.475,9 ha, chiếm 25,3% tổng diện tích cam của tỉnh. Tích cực thực hiện chỉ đạo của tỉnh về xây dựng chỉ dẫn địa lý cho vùng sản xuất cam tập trung của tỉnh. Qua đánh giá, diện tích sản xuất cam VietGAP có năng suất trung bình 10 - 15 tấn/ha, có vùng cam VietGAP đạt trên 35 tấn/ha. Giá trị cam VietGAP được nâng lên, giá mua tại vườn dao động từ 15.000 - 30.000 đ/kg, cao hơn từ 2.000 - 4.000 đ/kg so với sản xuất bình thường.

Sản xuất rau theo mô hình nhà lưới đang được ngành Nông nghiệp chú trọng, mở rộng.Trong ảnh: Một mô hình nhà lưới trồng rau ở Đạo Đức, Vị Xuyên.
Sản xuất rau theo mô hình nhà lưới đang được ngành Nông nghiệp chú trọng, mở rộng.Trong ảnh: Một mô hình nhà lưới trồng rau ở Đạo Đức, Vị Xuyên.

 Đối với cây chè, diện tích chè được chứng nhận VietGAP, hữu cơ toàn tỉnh đến nay là 3.254,24 ha, chiếm 16% diện tích chè kinh doanh toàn tỉnh. Người sản xuất chè sau khi được tư vấn, hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận VietGAP đã có sự chuyển biến rõ nét trong việc tuân thủ thực hiện quy trình sản xuất ATTP; đã có sự gắn kết vùng nguyên liệu chè an toàn với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến. Hầu hết ở các vùng chè VietGAP, hữu cơ sản phẩm được mua với giá cao hơn sản phẩm chè búp tươi sản xuất bình thường từ 1.500đ - 2.000đ/kg.

Tăng cường quản lý chất lượng ATTP trong nông nghiệp, thời gian qua, Chi cục đã tham mưu cho ngành NN&PTNT, tỉnh ban hành kế hoạch đến 2020 đảm bảo 100% cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn VSATTP; tham mưu cho tỉnh chỉ đạo và đôn đốc các huyện thành phố xây dựng các vùng sản xuất cung ứng thực phẩm an toàn. Đến nay, 11/11 huyện, thành phố đã và đang triển khai thực hiện xây dựng các mô hình, vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo VietGAP, chủ yếu là sản xuất rau các loại và chăn nuôi lợn, gia cầm với quy mô từ 1 - 10 ha/mô hình.

Đẩy mạnh công tác quán lý chất lượng ATTP, Chi cục tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất lượng ATTP cho 100% cán bộ làm công tác quản lí chất lượng và cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực ATTP trong nông nghiệp từ tỉnh đến huyện. Thực hiện tốt công tác phối hợp, tuyên truyền để phổ biến pháp luật, kiến thức về chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản tới người sản xuất và người tiêu dùng Thực hiện rà soát thống kê các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ với 1.304 cơ sở, tố chức cho cơ sở ký cam kết sản xuất đảm bảo an toàn 1.088 cơ sở, đạt 83,4%; thực hiện rà soát, thống kê, kiểm tra phân loại các cơ sở thuộc đối tượng quản lý theo đúng quy định là 1.012 cơ sở. Cùng với đó, Chi cục tích cực tham gia giải quyết triệt để các sự cố gây mất ATTP tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khi có cảnh báo hoặc có thông tin người tiêu dùng cung cấp.

Có thể nói tuy các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có sự gia tăng nhanh trong những năm gần đây, nhưng mới tập trung vào phát triển về số lượng, quy mô của các cơ sở còn nhỏ, vấn đề đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP đối với các cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm, chú trọng. Phần lớn cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản có đăng ký kinh doanh nhưng chưa thực hiện quy định chứng nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP, tính đến nay, mới có 71/1.012 cơ sở được cấp chứng nhận đảm bảo ATTP, chiếm 7% số cơ sở được thống kê, rà soát. Số cơ sở áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GAP, GMP, hệ  thống kiểm soát HACCP) vào sản xuất, chế biến còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong số cơ sở hiện có của tỉnh. Đó chính là những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng vệ sinh ATTP.

 Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Thành, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lí chất lượng nông, lâm, sản thủy sản tỉnh, cho biết: Thực hiện TCCNN với xuất phát điểm kinh tế thấp, ngân sách của tỉnh hạn hẹp, nguồn lực trong dân hạn chế. Bởi vậy, việc thực hiện TCCNN của tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý chất lượng ATTP. Để thực hiện tốt công tác quản lí chất lượng ATTP, góp phần quan trọng vào mục tiêu TCCNN, Chi cục rất cần được hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho kiểm nghiệm nhanh các chỉ tiêu ATTP; Bộ NN&PTNT tăng cường hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống cán bộ làm công tác quản lý chất lượng ATTP trong nông nghiệp cho Hà Giang. Qua đó, góp phần giúp cho việc TCCNN đạt được hiệu quả cao hơn.

Bài, ảnh: Huy Ba


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

HTX Tuấn Dũng khẳng định vị thế của mật ong bạc hà Mèo Vạc

BHG - Nói đến mật ong bạc hà, một loại mật nổi tiếng trên Cao nguyên đá ai cũng nghĩ ngay đến mật ong bạc hà Mèo Vạc của hợp tác xã Tuấn Dũng. Những ngày đầu thành lập, HTX Tuấn Dũng chỉ có 70 đàn ong, đến nay số đàn ong của HTX đã tăng lên 2.500 đàn, năm 2015 HTX đã sản xuất được hơn 10.000 lít mật ong bạc hà. Tạo thu nhập ổn định cho 25 thành viên HTX và nhiều lao động thời vụ ở địa phương.

30/11/2016
Liên kết sản xuất – điều cần thiết trong Tái cơ cấu nông nghiệp ở Quang Bình

BHG- Một trong những mục tiêu quan trọng của Tái cơ cấu nông nghiệp là nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một diện tích đất, để đạt được điều đó; người nông dân phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sản xuất theo hướng hàng hóa. 

30/11/2016
Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tại xã Vĩnh Phúc: Cần sớm nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và triển khai phù hợp

BHG- Lâu nay chúng ta vẫn thường nói tới việc "Chuyển đổi sản xuất hay tái sản xuất nông nghiệp" để nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân. Tuy nhiên, việc chuyển đổi, hay tái sản xuất thế nào vẫn là bài toán chưa rõ lời giải. Nông dân ở xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) sẽ cho chúng ta câu trả lời đó từ chính cuộc sống và bằng cách làm của họ ngay trên mảnh đất họ đang có.

30/11/2016
Phát huy sức dân ở xã vùng III Hương Sơn

BHG- "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", khắc ghi lời dặn của Bác Hồ; cấp ủy, chính quyền xã Hương Sơn (Quang Bình) đã nỗ lực đoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực của nhân dân trong các phong trào thi đua phát triển KT – XH, xây dựng NTM tại địa phương. Nhờ đó, "bức tranh" nông thôn nghèo ở Hương Sơn ngày càng thêm những "nét vẽ" tươi mới của những con đường bê-tông nối liền các thôn, xóm cùng những ngôi nhà sàn khang trang, sạch đẹp...  

30/11/2016