Làm giàu từ mô hình nuôi gà Đông Tảo

08:42, 07/12/2016

BHG - Nhờ có tinh thần ham học hỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm;  chị Đặng Thị Quyền, thôn Khuổi Hon, xã Đường Hồng (Bắc Mê) đã là chủ một trang trại gà Đông Tảo và là tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế gia đình của huyện và chị cũng là người đầu tiên đưa giống gà Đông Tảo về nuôi trên địa bàn huyện Bắc Mê.

Chỉ học hết lớp 9, nhưng với niềm đam mê, ý chí vươn lên thoát nghèo;  cô gái dân tộc Dao Đặng Thị Quyền luôn mong muốn tìm một công việc phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Khi biết đến giống gà lai Đông Tảo có tiếng trên thị trường nhờ chất lượng thịt vượt trội đã được người dân nuôi nhiều ở Hưng Yên, chị quyết tâm đưa về nuôi tại gia đình mình. Khởi nghiệp với 30 triệu đồng, được người thân trong gia đình cho vay, chị mua được 100 con gà Đông Tảo. Nguồn vốn ít, thiếu kinh nghiệm, thiếu tư liệu về chăn nuôi là những gì mà chị Quyền gặp phải khi bắt tay vào nuôi gà Đông Tảo. Để chăn nuôi đạt hiệu quả, chị đã học hỏi những kinh nghiệm chăn nuôi của những người đi trước và trên sách,   báo, mạng internet. Để nhân giống, chị đầu tư mua 2 máy ấp trứng để tự ấp lấy giống nuôi và bán cho bà con xung quanh. Sau gần 1 năm, đàn gà Đông Tảo của gia đình đã lên đến 600 con. Đến nay, đã xuất bán được 4-5 lứa, mỗi lứa hơn 50 con gà giống. Từ việc bán gà thương phẩm và gà giống, sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu lãi trên 100 triệu đồng mỗi năm. Giờ đây, gia đình chị đã trở thành địa chỉ thường xuyên cung cấp gà Đông Tảo cho các thương lái trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Chị Đặng Thị Quyền chăm sóc đàn gà Đông Tảo.
Chị Đặng Thị Quyền chăm sóc đàn gà Đông Tảo.

Qua trao đổi, chị Quyền chia sẻ: Xuất thân từ một gia đình thuần nông, cuộc sống quanh năm khó khăn đã thôi thúc tôi phải luôn chăm chỉ và cố gắng học hỏi về những mô hình và các cách làm hay trong chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Trong một lần về Hưng Yên thăm người thân, tôi đã bị cuốn hút với mô hình nuôi gà Đông Tảo của người dân nơi đây; tự tìm hiểu thông tin cách làm chuồng trại, cách chăm sóc,... vì là người đầu tiên nuôi giống gà này, nên gia đình tôi đã gặp rất nhiều khó khăn; tôi luôn lo lắng không biết chúng có thích nghi với khí hậu nơi đây không?. Cũng may, giống gà này có sức đề kháng tốt; chỉ cần cho ăn điều độ, chuồng trại sạch sẽ là nuôi được. Có được thành công như hiện nay tôi vui lắm!”.

 Không chỉ đầu tư nuôi gà Đông Tảo, chị Quyền còn quyết định nuôi thêm 150 con gà Mía và 250 con gà Quý Phi để lấy trứng; hai giống gà này bước đầu cũng đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình chị. Ngoài ra, chị còn đầu tư nuôi thêm thỏ để tăng thêm thu nhập. Nhận thấy thỏ là con vật dễ nuôi, sinh sản và phát triển nhanh; từ khi đẻ đến khi xuất chuồng chỉ trong vòng ba tháng, thỏn ít bệnh nên nguy cơ rủi ro thấp. Thức ăn của chúng chủ yếu là rau xanh, một số loại củ quả và một lượng nhỏ thức ăn tinh, vì vậy chi phí đầu tư cũng không lớn như chăn nuôi một số con vật khác. Hiện, gia đình chị Quyền đang nuôi hơn 70 con thỏ.

Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Đường Hồng cho biết: Mô hình nuôi gà Đông Tảo của chị Quyền đã phát huy được hiệu quả, có nhiều người trong và ngoài huyện tìm về đây mua giống để nuôi. Tuy nhiên, do vốn đầu tư con giống khá cao, nên người dân chỉ mới phát triển với quy mô nhỏ lẻ. Dự định trong thời gian tới, xã sẽ cho khảo sát thị trường và nhu cầu nhân rộng mô hình nuôi gà Đông Tảo của bà con trong xã để kịp thời đề xuất với các ngành chức năng của huyện, tỉnh có giải pháp hỗ trợ về vốn và kỹ thuật,... nhằm đa dạng hóa các loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Tin rằng, với mô hình mới của chị Quyền, sẽ là động lực để mọi người trong thôn, trong xã học tập và làm theo để nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

VĂN QUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

HTX Tuấn Dũng khẳng định vị thế của mật ong bạc hà Mèo Vạc

BHG - Nói đến mật ong bạc hà, một loại mật nổi tiếng trên Cao nguyên đá ai cũng nghĩ ngay đến mật ong bạc hà Mèo Vạc của hợp tác xã Tuấn Dũng. Những ngày đầu thành lập, HTX Tuấn Dũng chỉ có 70 đàn ong, đến nay số đàn ong của HTX đã tăng lên 2.500 đàn, năm 2015 HTX đã sản xuất được hơn 10.000 lít mật ong bạc hà. Tạo thu nhập ổn định cho 25 thành viên HTX và nhiều lao động thời vụ ở địa phương.

30/11/2016
Quang Bình đẩy mạnh sản xuất cây vụ Đông

BHG - Sau thắng lợi vụ Xuân, thời điểm này, người dân Quang Bình đang đẩy mạnh sản xuất các loại cây trồng vụ Đông 2016. Phát triển cây trồng vụ Đông vừa nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc tăng sản lượng lương thực hàng năm của huyện.

07/12/2016
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016-2020

BHG - Chiều 6.12, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp T.Ư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới  doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), giai đoạn 2011 – 2015; triển khai nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2016 – 2020. 

07/12/2016
Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

BHG - Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNN) của tỉnh, trong đó chú trọng đến hướng phát triển nông nghiệp bền vững; tuân thủ nguyên tắc thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về an sinh xã hội cho nông dân, bảo vệ môi trường và lợi ích người tiêu dùng. Những năm qua, Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Giang đã tăng cường việc quản lí, triển khai nhiều nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP).  

06/12/2016