Hoàng Su Phì phát triển kinh tế biên mậu gắn quy tụ dân cư biên giới

21:04, 21/10/2016

BHG - Những năm qua, công tác phát triển kinh tế biên mậu gắn với quy tụ, ổn định dân cư biên giới trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đây là một trong những nhiệm vụ phát triển KT-XH quan trọng của huyện nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa, nâng thu nhập cho người dân vùng biên giới, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Huyện Hoàng Su Phì có 4 xã biên giới với tổng chiều dài 39,9 km đường biên giáp với Trung Quốc. Trong đó, có hai lối mở chính thuộc khu vực mốc 227 thôn Hoàng Lao Chải, xã Thàng Tín và mốc 219 xã Bản Máy rất thuận lợi cho hợp tác thương mại, trao đổi hàng hóa, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế biên mậu giữa huyện Hoàng Su Phì và Mã Quan, Ma Ly Pho (Trung Quốc). Đặc biệt, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ T.Ư và của tỉnh, huyện đã bố trí nguồn lực đáng kể đầu tư cho hệ thống chợ biên giới, lối mở gắn với quy tụ dân cư biên giới. Đến nay, hình thành 3 chợ/4 xã biên giới, phục vụ tốt nhu cầu trao đổi hàng hóa của cư dân hai bên. Các sản phẩm mua bán, trao đổi hàng hóa hầu hết là hàng tiêu dùng phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân; lưu lượng người tham gia họp chợ từ 150 - 200 người/1 phiên chợ; giá trị trao đổi hàng hoá từ 25 triệu - 30 triệu/phiên chợ... Qua đó, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân và thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện.

Chợ phiên xã Bản Máy trở thành điểm giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa của người dân trong huyện với các địa phương nước bạn Trung Quốc.
Chợ phiên xã Bản Máy trở thành điểm giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa của người dân trong huyện với các địa phương nước bạn Trung Quốc.

Bản Máy là một trong những xã thực hiện khá hiệu quả các Chương trình quy tụ dân cư theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Đề án 105 của tỉnh. Từ năm 2012 đến nay, xã đã tuyên truyền, vận động di dời được 35 hộ dân từ các thôn bản có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn để về sinh sống tại khu Quy tụ dân cư thôn Tà Chải (gần trung tâm xã). Hiện nay, các hộ được di dời đã yên tâm lao động sản xuất, ổn định đời sống. Trong ngôi nhà cấp 4 được xây kiên cố của gia đình anh Hoàng Xuân Hồng, một trong những gia đình được hỗ trợ xây nhà khi di dời về nơi ở mới. Anh Hồng vui vẻ chia sẻ: Năm 2013, gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng để di dời từ thôn Bản Máy, nơi có điều kiện sinh sống gặp nhiều khó khăn để chuyển về nơi ở mới thôn Tà Chải. Ngoài tăng gia sản xuất, gia đình anh còn mở một cửa hàng sửa chữa xe máy để nâng cao thu nhập. Từ khi chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của gia đình anh đã bớt khó khăn hơn, con cái anh có điều kiện học học đầy đủ hơn so với nơi ở cũ... Đây chỉ là một trong hàng trăm hộ gia đình khác trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì được hưởng lợi từ chương trình quy tụ dân cư, qua đó giúp người dân có động lực để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Tính đến tháng 6.2016, toàn huyện đã, đang triển khai thực hiện các chương trình bố trí, sắp xếp, quy tụ, ổn định dân cư với tổng số 26 dự án, phương án gồm trên 40 hạng mục công trình (gồm: 11 đường giao thông, 16 công trình thủy lợi, 6 đường điện, 2 kè chống sạt lở, 3 công trình nước sinh hoạt, 1 nhà văn hóa cộng đồng, 1 công trình san nền nhà văn hóa thôn, trường học...); di chuyển và ổn định được gần 1.300 hộ về nơi ở mới. Ngoài ra, huyện còn thực hiện lồng nghép các nguồn vốn nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất nông-lâm nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Thực tế cho thấy, khu vực biên giới thường là nơi cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, có xuất phát điểm kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, sản xuất chưa phát triển, không đủ hàng hóa để trao đổi, sản phẩm hàng hóa chưa có sức cạnh tranh. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại ở các vùng biên giới. Để khắc phục điều này, đồng chí Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND ngày 10.12.2015 của HĐND tỉnh Hà Giang về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh; nâng cấp các tuyến đường đến khu vực biên giới; hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, hàng hóa với các địa phương của Trung Quốc để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân biên giới hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa; khuyến khích nhân dân, các tổ chức kinh doanh, các cá nhân trong và ngoài địa bàn đến kinh doanh tại chợ biên giới... Cùng với đó, từ các nguồn vốn hỗ trợ của T.Ư và của tỉnh, huyện sẽ chủ động quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa, góp phần phát triển dịch vụ thương mại, xây dựng diện mạo Nông thôn mới cho các khu vực các xã biên giới ở Hoàng Su Phì.

TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người tiên phong trồng Thanh long đỏ, lập trại bò trên đất Phong Quang

BHG - Xã Phong Quang (Vị Xuyên) là một thung lũng bằng phẳng, nằm trải rộng dưới những ngọn núi răng cưa bao quanh; nơi đây là một trong những mảnh đất phù hợp với nhiều loại cây trồng và phát triển chăn nuôi. Một trong những loại cây trồng phù hợp ở đây là Thanh long đỏ (Thanh long ruột đỏ), và chăn nuôi bò. 

21/10/2016
Phát triển nông nghiệp "sạch": Hướng đi tất yếu thời hội nhập

BHG - Là tỉnh cực Bắc của Tổ quốc với nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) khi địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt vào mùa Đông; trình độ SXNN nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự liên kết, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch, bảo quản kém, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú... 

21/10/2016
Thẩm định và xét công nhận xã Xuân Giang đạt chuẩn NTM năm 2016

BHG - Chiều 20.10, tại xã Xuân Giang (Quang Bình), Hội đồng thẩm định và xét công nhận xã đạt chuẩn xây dựng NTM của tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm định và xét công nhận xã Xuân Giang đạt chuẩn NTM năm 2016. 

21/10/2016
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành "Hà Giang"

Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành "Hà Giang" nổi tiếng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

20/10/2016