Cơ hội để phụ nữ thoát nghèo từ nuôi lợn nái luân chuyển

07:06, 25/10/2016

BHG- Sau khi con lợn nái được tặng đẻ lứa đầu tiên, chủ hộ sẽ có trách nhiệm tặng lại một hộ nghèo khác 1 con lợn nái đủ tiêu chuẩn xuất chuồng, đảm bảo làm nái sinh sản (khoảng 10kg/con), được Hội LHPN xã và cán bộ thú y thẩm định và tiêm phòng. Mô hình “Chăn nuôi lợn nái luân chuyển” của Hội LHPN tỉnh đang mang lại hiệu quả thiết thực với trên 300 hộ được tặng lợn giống, giúp các hội viên từng bước thoát nghèo. 

Hội viên phụ nữ xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ) nhận lợn từ mô hình “Chăn nuôi lợn nái luân chuyển”. Ảnh: Hoàng Vần (Hội LHPN tỉnh)
Hội viên phụ nữ xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ) nhận lợn từ mô hình “Chăn nuôi lợn nái luân chuyển”. Ảnh: Hoàng Vần (Hội LHPN tỉnh)

Tháng 9.2015, tổ chức Platypus (Ôxtrâylia) triển khai chương trình tài trợ 27 con lợn nái (mỗi con trị giá 1.500.000đ) cho 27 hộ nghèo tại xã Linh Hồ (Vị Xuyên). Sau 1 năm triển khai thực hiện mô hình, các chị em phụ nữ đã tích cực chăm sóc, những con lợn nái đã đẻ lứa đầu tiên. Từ đây, đã có thêm 35 hội viên trên địa bàn xã được nhận 35 con lợn nái do 27 hộ ban đầu tặng lại. Tháng 9.2016, qua kiểm tra thấy mô hình hoạt động hiệu quả và thiết thực đối với hộ nghèo, tổ chức Platypus tiếp tục tài trợ cho Hội LHPN tỉnh Hà Giang 20 con lợn nái (mỗi con trị giá 1.500.000đ) để hỗ trợ các hộ phụ nữ nghèo tại xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ). Nhận thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả, có thể nhân rộng để nhiều hội viên được hưởng lợi, Hội LHPN tỉnh đã kêu gọi các nguồn xã hội hóa và triển khai thực mô hình Tổ liên kết “Chăn nuôi lợn nái luân chuyển”. Đối tượng được tặng lợn là hộ phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo khuyết tật, đơn thân, mỗi hộ được Hội LHPN tỉnh tặng 1 con lợn nái trị giá 1.000.000 đồng - 1.500.000 đồng (khoảng 10kg - 15kg/con); mỗi Tổ liên kết khoảng 10 hộ gia đình trong 1 thôn; Hội LHPN xã chịu trách nhiệm phối hợp với cán bộ thú y cùng với các gia đình được tặng lợn chọn tìm mua lợn giống đảm bảo làm nái sinh sản tốt, tiêm phòng bệnh cho lợn, theo dõi sự phát triển của đàn lợn, đồng thời cam kết với các hộ dân, khi con lợn nái được tặng đẻ lứa đầu tiên sẽ có trách nhiệm tặng lại một hộ nghèo khác 1 con lợn nái đủ tiêu chuẩn xuất chuồng, đảm bảo làm nái sinh sản (khoảng 10kg/con); khi con lợn nái của các hộ được tặng lại đẻ lứa đầu tiên sẽ tiếp tục tặng lại một hộ nghèo khác 1 con lợn nái đủ tiêu chuẩn xuất chuồng, đảm bảo làm nái sinh sản (khoảng 10kg/con), cứ như thế tiếp tục nhân rộng mô hình đến tất cả các thôn bản trên toàn tỉnh.

Đến nay, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, các nhà tài trợ đã hỗ trợ Hội LHPN tỉnh số tiền trên 300 triệu đồng để tiếp tục nhân rộng mô hình cho trên 300 hội viên tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh như: xã Vần Chải (Đồng Văn), Cán Chu Phìn (Mèo Vạc);  Nà Khương, Bản Rịa (Quang Bình); Pà Vầy Sủ (Xín Mần); Tân Lập (Bắc Quang); Hồ Thầu (Hoàng Su Phì); Chế Là (Xín Mần); Bát Đại Sơn (Quản Bạ).

Chị Hoàng Thị Định, Chủ tịch Hội LHPN xã Linh Hồ cho biết: Hiện tại, phụ nữ xã Linh Hồ đã nhân rộng mô hình ”Chăn nuôi lợn nái luân chuyển” tại 15/16 Chi hội, từ 27 con lợn được tặng ban đầu đã nhân rộng được thêm 35 con lợn cho các hộ nghèo khác. Chị em phụ nữ rất phấn khởi, chọn những con lợn giống tốt nhất trong đàn để tặng lại cho các hộ khác. Nhiều hộ sau khi được tặng lợn đã vay thêm tiền từ các chương trình khác để đầu tư mua thêm lợn, phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập”.

Trao đổi về sức lan tỏa của phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, Chủ tịch hội LHPN tỉnh Lê Thị Bích Hằng chia sẻ: “Nuôi lợn nái luân chuyển không phải là mô hình mới vì trên địa bàn tỉnh đã có các mô hình nuôi bò, nuôi dê luân chuyển của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, đối với các hộ phụ nữ nghèo thì đây là mô hình rất phù hợp, bởi nguồn vốn ít, quay vòng nhanh, có thể hỗ trợ được nhiều hộ trong Tổ liên kết, phần lớn chị em phụ nữ đều có kinh nghiệm chăn nuôi lợn, giúp các chị em phụ nữ không trông chờ, ỷ lại, đồng thời nâng cao trách nhiệm của hội viên phụ nữ trong phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế; quy trình quản lý được thực hiện chặt chẽ từ việc quản lý, phối hợp giữa hội LHPN xã, thú y và cam kết của người dân khi nhận nuôi lợn và là mô hình được lãnh đạo tỉnh rất quan tâm, ủng hộ. Tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ mô hình hoàn toàn là nguồn xã hội hóa, vì vậy, để đạt được mục tiêu nhân rộng mô hình đến 100% các xã, phường trên địa bàn tỉnh, sau đó là tất cả các thôn bản, thì rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các chương trình hỗ trợ... để cùng với phụ nữ giúp các hội viên nghèo nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Giang chung sức cùng xã Tân Bắc xây dựng Nông thôn mới

BHG- Sáng 24.10, tại UBND xã Tân Bắc (Quang Bình), Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Giang phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động chung sức cùng xã xây dựng Nông thôn mới (NTM). Đến dự có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở GTVT Hà Giang; lãnh đạo huyện Quang Bình...

24/10/2016
Ra mắt HTX dịch vụ tổng hợp Trí Thanh

BHG - Ngày 22.10, tại trụ sở thôn Tân Thành, xã Việt Vinh (Bắc Quang) tổ chức Lễ ra mắt hợp tác xã (HTX) dịch vụ tổng hợp Trí Thanh. Đến dự có các đồng chí Nguyễn Trung Tài, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

22/10/2016
Cần ngăn chặn, xử lý tình trạng xây nhà trái phép trongvùng quy hoạch lòng hồ thủy điện để chờ... đền bù (!)

BHG - Trong thời gian ngắn, hàng trăm ngôi nhà và công trình phụ trợ được xây dựng trên đất nông nghiệp tại các xã Vĩnh Hảo, Hùng An (huyện Bắc Quang và xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên). Đó là những ngôi nhà tạm bợ, nằm trong vùng quy hoạch lòng hồ Thủy điện Sông Lô 6 và Thủy điện Sông Lô 2, những ngôi nhà này xây dựng lên nhưng gần như không có người ở, bởi mục đích chỉ để đòi tiền... 

21/10/2016
Hoàng Su Phì phát triển kinh tế biên mậu gắn quy tụ dân cư biên giới

BHG - Những năm qua, công tác phát triển kinh tế biên mậu gắn với quy tụ, ổn định dân cư biên giới trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đây là một trong những nhiệm vụ phát triển KT-XH quan trọng của huyện nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa, nâng thu nhập cho người dân vùng biên giới, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

21/10/2016