Cần có biện pháp chấm dứt sử dụng thuốc diệt cỏ bừa bãi trong sản xuất nông nghiệp hiện nay

07:02, 29/09/2016

BHG- Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ là loại hàng hoá nằm trong danh mục kinh doanh “có điều kiện” được quản lý chặt; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất nông nghiệp là việc làm tất yếu để bảo vệ mùa màng. Thế nhưng, trong giai đoạn hiện nay, các mặt hàng, chủng loại thuốc BVTV có rất nhiều. Trong đó, thuốc diệt cỏ (TDC), thuốc diệt cỏ cháy (TDCC) có chất paraquat được các nhà khoa học cảnh báo có hợp chất chứa độc tố độc hại tương tự chất độc hoá học Điôxin mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam trước kia, được cảnh báo “cấm” sử dụng. Tuy nhiên, nhiều loại TDC hiện nay vẫn được bà con nông dân dùng rộng khắp trong sản xuất nông nghiệp mà không rõ nguồn gốc, xuất xứ là điều rất đáng lo ngại...

Sử dụng thuốc BVTV sao cho đúng cách mới là việc làm cần thiết để bảo vệ mùa màng, bảo vệ lợi ích của con người; nếu sử dụng thuốc không đúng cách thì tác hại mà thuốc BVTV gây ra là khôn lường? Các nhà khoa học khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ các điều kiện “4 đúng” như: Phải biết rõ nguồn gốc, chủng loại và cách sử dụng; phải phun đúng định kỳ; phải sử dụng đúng liều lượng quy định của nhà sản xuất và phải tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp phòng hộ trước khi phun.

Không khó để nhận thấy nông dân dùng TDCC phun vào các bờ đường, ruộng lúa, nương ngô... Không thể kiểm soát việc sử dụng tuỳ tiện TDCC  hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là điều mà người ta thường nói. Qua liệt kê, hiện nay có trên 5.000 các loại thuốc BVTV được bán và sử dụng trên thị trường trong nước. Trong đó, rất nhiều loại TDCC không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không hạn sử dụng. Và người ta cũng cho rằng, thuốc BVTV mỗi người, mỗi địa phương sử dụng mỗi cách theo sự hiểu biết và thói quen sử dụng khác nhau.

Thời gian qua, báo chí phản ánh đâu đâu cũng có hiện tượng “lạm dụng” sử dụng thuốc BVTV gây ngộ độc trên bàn ăn gia đình hay quán nước, nhà hàng...  Câu nói: Thực phẩm bẩn được người ta nhắc đến như một “dịch bệnh tràn lan” có ở khắp mọi nơi. Chính các loại thực phẩm bẩn ấy đang huỷ hoại cuộc sống của chúng ta. Nguyên nhân được chỉ ra “chính là lạm dụng” thuốc BVTV tràn lan, chất kháng sinh trong chăn nuôi không thể kiểm soát trong sản xuất và nuôi trồng thuỷ hải sản.

Hiện nay, người tiêu dùng còn phát hiện nhiều trường hợp sử dụng TDCC để phun vào các bãi ngô, vườn ngô trước khi thu hoạch để ngô chóng khô, tránh mọt. Đã rất nhiều người mua phải loại ngô này về chăn gà, gà không ăn, chăn lợn, lợn bỏ cám vì ngô hạt bị đắng. Hay như phun TDCC vào các loại thảo dược như: Nhân trần, chè nội, Diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa)... Ngoài ra, người ta còn dùng TDCC phun lên đồi, nương, soi, bãi thay vì cày, bừa, xới xáo cả trước, trong trồng cấy một cách tràn lan.

Vậy làm thế nào để kiểm soát, nhận biết các loại nông sản đã sử dụng TDCC? Một câu hỏi được xem là “ đánh đố” người tiêu dùng trong giai đoạn bùng nổ kinh tế thị trường và đó cũng là một câu hỏi đầy nhức nhối trong xã hội tiêu dùng hiện nay khi đã xảy ra quá nhiều vụ ngộ độc thực phẩm.

Chúng ta rất nhiều lần thành lập các Đoàn kiểm tra, mỗi Đoàn có cả chục thành viên đại diện cho các ngành: Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra, Bảo vệ thực vật,... để thực hiện nhiệm vụ trên. Tuy nhiên, sau các đợt ra quân trống dong, cờ mở thì đâu lại vào đó; giải pháp này cũng chỉ được xem là biện pháp tình thế không thể ngăn chặn triệt để tình trạng buôn bán và sử dụng TDCC nói riêng và thuốc BVTV nói chung.

Hơn lúc nào hết, các cơ quan chức năng cần loại bỏ các loại thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, không được phép sử dụng và các loại TDCC ra khỏi danh sách sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu không loại bỏ được các loại sản phẩm thuốc nêu trên thì sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ, giống nòi của con em chúng ta.

Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Bắc Mê: Nhiều khó khăn khi giải thể các Hợp tác xã yếu kém

BHG- Không chỉ được cụ thể hóa trong Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 mà việc giải thể các HTX yếu còn nằm trong kế hoạch tổ chức, sắp xếp lại hoạt động của các HTX trên địa bàn huyện Bắc Mê. Song cho đến nay, việc giải thể đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

29/09/2016
Hướng giải quyết hợp lý trong bồi thường thiệt hại cho người dân xã Na Khê do ngập nước vùng lòng hồ Thủy điện Sông Miện

BHG- Năm 2014, do ảnh hưởng của mưa lũ, mực nước vùng lòng hồ Thủy điện Sông Miện dâng cao hơn so với tính toán khi xây dựng thủy điện nhiều mét; khiến hàng nghìn mét vuông đất trồng lúa, hoa màu của hàng chục hộ dân xã Na Khê bị mất trắng. Trước những thiệt hại và ý kiến, kiến nghị của người dân Na Khê muốn được bồi thường thiệt hại phần diện tích đất sản xuất bị ngập nước do lũ dâng. 

29/09/2016
Tín hiệu vui cho sản phẩm cam Sành Hà Giang

BHG- Trong những năm qua, đến mỗi vụ cam, nhãn hiệu cam Sành Hà Giang (CSHG) thường xuyên bị các tư thương lợi dụng để bán sản phẩm của các địa phương khác kiếm lời. Vì vậy, không ít lần danh tiếng CSHG đã bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như giá thành, chất lượng sản phẩm khi sản phẩm nhái không đạt được lượng, mẫu mã như CSHG. 

28/09/2016
HTX Xuân Mai nỗ lực phát triển thương hiệu chè Shan tuyết Xuân Minh

BHG- Từ một cơ sở chế biến chè xanh thủ công, quy mô nhỏ, sản phẩm chỉ bán ở thị trường trong tỉnh; đến nay, sau hơn chục năm xây dựng, phát triển, Hợp tác xã (HTX) Xuân Mai ở thôn Minh Sơn, xã Xuân Minh (Quang Bình) đã dần tạo được uy tín, thương hiệu cho sản phẩm chè Shan tuyết Xuân Minh. Sản phẩm chè của HTX không chỉ đáp ứng nhu cầu trong, ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu ra ngoài nước, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

28/09/2016