Xây dựng bền vững xã Nông thôn mới

07:16, 13/01/2016

BHG - Sau 5 năm (từ 2011-2015) thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM), tỉnh ta đã có 11/176 xã được công nhận chuẩn NTM. Thành quả này, góp phần quan trọng làm đổi thay diện mạo nông thôn (NT) Hà Giang – địa phương có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của cả nước. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn sau đạt chuẩn cùng nhiều tiêu chí (trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM) có khả năng biến động; thực tiễn này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cấp ủy Đảng, chính quyền sở tại trong việc duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí (DT&NCCLTC), nhằm phát triển NT bền vững.

Sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap – mô hình tăng thu nhập hiệu quả tại huyện Bắc Quang.
Sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap – mô hình tăng thu nhập hiệu quả tại huyện Bắc Quang.

Thực tế chứng minh, xây dựng NTM đã làm thay đổi diện mạo 11 xã NTM của tỉnh; khi kết cấu hạ tầng KT-XH được xây dựng theo hướng đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực NT không ngừng nâng cao. Song, thực tiễn cũng chỉ ra rằng, sau giai đoạn đạt chuẩn NTM, việc DT&NCCLTC là việc làm không hề đơn giản. Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh – Nguyễn Đức Tính cho biết: DT&NCCLTC bao gồm nâng mức đạt các chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM và bổ sung một số chỉ tiêu phản ánh mức độ hưởng thụ cao hơn về vật chất, tinh thần của người dân NT. Đặc biệt, 5 năm sau ngày công nhận xã chuẩn NTM, 11 xã NTM của tỉnh sẽ được thẩm định, xét công nhận lại. Nếu đạt chuẩn xã NTM bền vững thì mới được ưu tiên hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước để tạo điều kiện cho phát triển. Điều đó có nghĩa là, 5 năm tiếp theo, các xã chuẩn NTM sẽ ít, thậm chí không nhận được sự đầu tư, hỗ trợ từ nguồn ngân sách T.Ư nên việc DT&NCCLTC phần nhiều do nội lực địa phương quyết định.

Bên cạnh đó, một thách thức không nhỏ đặt ra đối với xã chuẩn NTM trong việc DT&NCCLTC chính là việc nhiều tiêu chí về NTM có khả năng biến động như: Giao thông; thu nhập hay tiêu chí hộ nghèo và Môi trường,... Trong đó, hệ thống đường giao thông tại các xã hoàn thành chủ yếu dựa vào sức dân – những “kỹ thuật viên” không chuyên với phương tiện hỗ trợ lao động thiếu hiện đại. Hơn nữa, song hành với đường giao thông thuận tiện là sự gia tăng lưu lượng phương tiện cơ giới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Do vậy, chất lượng công trình sau thi công chưa thể khẳng định tính bền vững. Và nếu đường bê - tông xuống cấp thì chi phí duy tu, bảo dưỡng hoặc đầu tư làm mới cũng không phải con số khiêm tốn. Đặc biệt, theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19.11.2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 nêu rõ: Tiêu chí về thu nhập chuẩn nghèo khu vực NT là 700 nghìn đồng/người/tháng. Như vậy, mức chuẩn nghèo này gấp 1,75 lần so với giai đoạn 2011-2015 (tức 400 nghìn đồng/người/tháng). Nếu không đạt tiêu chí thu nhập sẽ có khả năng gia tăng hộ nghèo, khó đảm bảo xây dựng NTM bền vững. Trong khi đó, theo đánh giá của ông Nguyễn Đức Tính thì: Nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ then chốt trong xây dựng NTM nhưng không dễ thực hiện. Tuy sản xuất nông nghiệp đã phát triển theo hướng hàng hóa nhưng còn chậm, sản phẩm chưa đa dạng. Để thay đổi cục diện này, tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách thu hút nhằm tạo mối liên kết 4 nhà: Nhà nước – Doanh nghiệp – Khoa học và Nhà nông để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm, tìm đầu ra ổn định cho người sản xuất. Nhưng hiện nay, mới chỉ có 24 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa, vì nhiều nguyên nhân nên trong mắt xích liên kết 4 nhà thì giữa doanh nghiệp và nhà nông chưa thực sự bền vững. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế tăng thu nhập của người dân khu vực NT...

Xã Phương Độ (TP. Hà Giang) thực hiện xây dựng, chỉnh trang khuôn viên trụ sở UBND xã, góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hóa. 					   Ảnh: Thu Phương
Xã Phương Độ (TP. Hà Giang) thực hiện xây dựng, chỉnh trang khuôn viên trụ sở UBND xã, góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hóa. Ảnh: Thu Phương

Trước thực tế trên, cấp ủy Đảng, chính quyền nhiều địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch DT&NCCLTC NTM một cách cụ thể nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Bí thư Huyện ủy Bắc Quang, Trần Văn Hòa cho biết: Huyện đã chỉ đạo 2 xã NTM là Vĩnh Phúc và Quang Minh rà soát, đánh giá mức độ đạt của từng tiêu chí. Trên cơ sở đó, huyện cân đối nguồn ngân sách hằng năm, hỗ trợ các xã hoàn thiện 19 tiêu chí NTM. Qua đó, tiếp tục duy tu, bảo dưỡng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện cho KT-XH phát triển như: Hệ thống đường giao thông NT, các công trình cung cấp điện, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế NT, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân... Còn đối với xã Phương Độ (TP. Hà Giang), ngay từ đầu năm 2016, chính quyền sở tại đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM. Trong đó, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Lấy dịch vụ, du lịch làm mũi nhọn; phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chất lượng, an toàn. Đồng thời, phát huy nội lực xây dựng NTM trong nhân dân; nâng cao chất lượng môi trường NT. Mặt khác, có biện pháp tác động tích cực nhằm thu hút đầu tư, xây dựng thêm công trình giao thông NT, công trình phúc lợi công cộng,... làm tiền đề phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng cho những năm tiếp theo.

Bằng kế hoạch cụ thể cùng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương, tin tưởng rằng 11 xã chuẩn NTM tiếp tục DT&NCCLTC để xây dựng NTM bền vững. Tiếp thêm động lực cho nhiều xã khác cán đích chuẩn NTM. Trên cơ sở đó, góp sức đưa Hà Giang sớm ra khỏi danh sách những tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước.

THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi

BHG - Những năm qua, phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở huyện Bắc Mê đã có nhiều biến chuyển tích cực. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ sản xuất kinh tế giỏi, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT - XH tại địa phương. Chị Bồn Thị Sàng, sinh năm 1967, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Nà Pồng, xã Giáp Trung là một trong những điển hình như vậy.

13/01/2016
Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng triển khai nhiệm vụ 2016

BHG - Sáng 12.1, Quỹ Đầu tư, Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng (Quỹ) tổ chức tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ 2016. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý (HĐQL) Quỹ dự, chỉ đạo. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, thành viên HĐQL Quỹ… 

12/01/2016
Chăn nuôi đại gia súc gắn thâm canh – hướng thoát nghèo bền vững

BHG - 2.208 hộ nghèo được trao tặng 2.208 con bò thuộc Chương trình "Bò giống giúp người nghèo biên giới"; hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tiền mua giống trâu, bò; thông qua bình tuyển bò đực giống, thụ tinh nhân tạo, số lượng và chất lượng đàn đại gia súc của tỉnh tăng lên, chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành Nông nghiệp. Kết quả trên khẳng định việc lồng ghép các chương trình, đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn thâm canh đã thực sự vào cuộc sống. 

12/01/2016
Hội nghị sơ kết giữa Công ty TNHH Trà Hoàng Long với các hộ trồng chè ở Bắc Quang

BHG - Sáng 10.1, Tại Nhà máy chè Hoàng Long, xã Hùng An (Bắc Quang), Công ty TNHH Trà Hoàng Long tổ chức Hội nghị sơ kết việc liên kết kinh tế giữa Công ty với các hộ trồng chè trên địa bàn huyện Bắc Quang. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; lãnh đạo huyện Bắc Quang..

11/01/2016