Khuyến công Hà Giang nâng cao chất lượng hàng nông sản chủ lực của tỉnh

08:12, 19/01/2016

BHG- Năm 2015, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương tỉnh (KC-XTCT) đã chủ động, tích cực trong công tác tham mưu và thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng của mình trên các lĩnh vực: KC-XTCT, tiết kiệm năng lượng; sản xuất sạch hơn và tư vấn đầu tư phát triển. Các lĩnh vực đều hoạt động ổn định, có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả khích lệ, mang lại hiệu quả KT-XH và lợi ích thiết thực cho người dân. Đặc biệt, hoạt động khuyến công đã triển khai có hiệu quả 22 mô hình, đề án cho các cơ sở công nghiệp nông thôn giúp các cơ sở nâng cao giá trị sản phẩm, giảm công nhân lao động, phát huy hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh vào sản xuất chế biến, đặc biệt các mặt hàng nông sản chủ lực.

Cán bộ Trung tâm KC – XTCT tỉnh nghiệm thu Đề án Khuyến công địa phương ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất chè chất lượng cao Tây Côn Lĩnh của HTX Tây Côn Lĩnh, xã Thượng Sơn, Vị Xuyên, Hà Giang. 	 Ảnh: CTV
Cán bộ Trung tâm KC – XTCT tỉnh nghiệm thu Đề án Khuyến công địa phương ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất chè chất lượng cao Tây Côn Lĩnh của HTX Tây Côn Lĩnh, xã Thượng Sơn, Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh: CTV

Để hỗ trợ đơn vị kinh phí mua thiết bị máy móc vào sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh sau chế biến, từ đầu quý II năm 2014, Trung tâm KC-XTCT đã gửi công văn cho phòng công thương của các huyện, thành phố hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký hỗ trợ từ nguồn khuyến công. Sau khi có danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh, Trung tâm đã lên kế hoạch, khảo sát và kiểm tra thực tế các cơ sở sản xuất để đảm bảo nguồn vốn khuyến công được hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định. Nhờ làm tốt công tác thẩm định, giám sát mà trong năm 2015, Trung tâm đã phối hợp với các ban, ngành hữu quan triển khai có hiệu quả 22/23 đề án với số kinh phí hỗ trợ 2,109 tỷ đồng. Trong đó nguồn Khuyến công Quốc gia hỗ trợ 4 đề án, với số kinh phí 950 triệu đồng; Khuyến công địa phương hỗ trợ 18 đề án, với số kinh phí 1,159 tỷ đồng và một số nhiệm vụ chi phục vụ công tác khuyến công. Cụ thể, Trung tâm đã tiến hành hỗ trợ, triển khai 3 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất viên gỗ nén, ván thanh xuất khẩu, chế biến chè xanh. Qua đó, đã tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) có chung định hướng sản xuất, cơ hội học tập, tham quan mô hình sản xuất hiệu quả và nhân rộng trên địa bàn. Hỗ trợ 13 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất chế biến miến dong, chè, thịt bò khô, chổi chít, bánh kẹo Tam giác mạch... góp phần nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị kinh tế của sản phẩm qua chế biến, cung ứng cho thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng. Hỗ trợ 1 đề án xây dựng thương hiệu và 3 đề án tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm chè, mật ong Bạc hà, bánh kẹo Tam giác mạch, rượu thóc Nàng đôn. Hỗ trợ 2 đề án tham gia hội chợ triển lãm hàng CNNT tiêu biểu tại tỉnh Lai Châu, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Đã tạo điều kiện cho các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh được quảng bá, giới thiệu sâu rộng, từng bước tiếp cận thị trường và được người tiêu dùng lựa chọn đánh giá cao, như chè Độ khoa, chè Hạnh Quang, mật ong Bạc hà Tuấn Dũng, Trường Anh, miến dong Gia Long... Ngoài công tác triển khai thực hiện các đề án, Trung tâm còn tham mưu cho Sở Công thương triển khai xây dựng thí điểm 1 mô hình Điểm bán hàng Việt trên địa bàn thành phố Hà Giang, tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh những những thuận lợi còn có những khó khăn như, nguồn kinh phí hỗ trợ khuyến công hàng năm từ nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở CNNT. Số lượng các cơ sở CNNT tham gia đăng kí khuyến công rất hạn chế, thậm chí có huyện không có đề án tham gia đăng kí. Do vậy, việc lựa chọn các đề án điểm, đề án có tầm ảnh hưởng lớn để hỗ trợ là hết sức khó khăn... Theo lãnh đạo Trung tâm, năm 2016 theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công thương, Trung tâm sẽ tiếp tục khảo sát hỗ trợ khoảng 18 đề án, với tổng kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng từ nguồn Khuyến công địa phương cho các cơ sở sản xuất CNNT. Cùng với đó, Trung tâm sẽ mở thêm một số điểm bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở Hà Nội và Sân bay Nội Bài sẽ mở điểm giới thiệu và bán sản phẩm đặc trưng của Hà Giang...

Lê Lâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Xăng dầu Hà Giang tổng kết công tác năm 2015

BHG- Ngày 16.1, Công ty Xăng dầu Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và Hội nghị người lao động năm 2016. Tới dự có  đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

18/01/2016
Triển khai nhiệm vụ kinh doanh và Hội nghị đại biểu người lao động năm 2016

BHG- Sáng 16.1, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Giang (Agribank) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2016. Dự hội nghị có lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Giang và đại diện Chi nhánh Agribank các huyện, thành phố. 

18/01/2016
Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới

BHG- Sáng 15.1, dưới sự chủ trì của các đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trưởng BCĐ Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Xây dựng nông thôn mới (XDNTM); Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ; Bế Xuân Đại, Phó Ban chuyên trách BCĐ, BCĐ Chương trình MTQG XDNTM tỉnh tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện XDNTM giai đoạn 2011-2015. 

15/01/2016
Hội LHPN huyện Bắc Mê phát động phong trào xây dựng nông thôn mới

BHG- Ngày 14.1, Hội LHPN huyện Bắc Mê tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua XDNTM với chủ đề " Phụ nữ Bắc Mê chung tay thực hiện cuộc vân động toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh".

15/01/2016