Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

09:29, 24/12/2015

BHG- Năm 2015, với nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (CLNLS&TS) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, góp phần quan trọng trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Chi cục đã tích cực góp phần tham mưu cho ngành xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, tập trung vào phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững như: Chuyển đổi 70% diện tích cam sành và chè sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ; xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm an toàn các sản phẩm chủ lực như cam, chè, mật ong, thịt bò… Đồng thời, chủ động tham mưu trong việc xây dựng các kế hoạch của ngành, của tỉnh trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; kế hoạch triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tỉnh Hà Giang; kế hoạch về hỗ trợ chứng nhận chè chất lượng hữu cơ tại Hoàng Su Phì và kế hoạch về triển khai kế hoạch của tỉnh về hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất, chế biến chè năm 2014 – 2015.

Một cơ sở chế biên chè được cấp chứng nhận HACCP tại huyện Bắc Quang.
Một cơ sở chế biên chè được cấp chứng nhận HACCP tại huyện Bắc Quang.

Năm 2015, toàn tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông lâm thủy sản an toàn gồm: 4 mô hình sản xuất rau an toàn và hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP 8,5ha; 3 mô hình sản xuất chè an toàn; 1 mô hình nuôi gà theo quy trình VietGAP; 2 mô hình nuôi thâm canhcas theo quy trình VietGAP. Để triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, Chi cục quản lý CLNLS&TS tỉnh đã tiến hành phát 2.000 tờ rơi tuyên truyền về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; tích cực tuyên truyền qua các áp phích; tuyên truyền lưu động; tích cực tổ chức các lớp tập huấn kiến thức ATTP, áp dụng quy trình sản xuất VietGAP cho chè…

Chi cục Quản lý CLNLS&TS tỉnh đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ cấp chứng nhận chè VietGAP cho 7 vùng sản xuất với tổng diện tích là 518,35ha tại 4 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì. Hướng dẫn, hỗ trợ cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa an toàn thực phẩm, dựa trên phân tích các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn tại cơ sở chế biến chè ( gọi tắt là HACCP) cho 2 cơ sở chế biến chè  tại huyện Bắc Quang và Quang Bình. Hướng dẫn, hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP cho 1 mô hình rau, ớt tại thành phố Hà Giang; hướng dẫn thực hiện chuyển đổi, chứng nhận cho nhiều diện tích chè chất lượng hữu cơ tại huyện Hoàng Su Phì. Hướng dẫn, kiểm tra và thẩm định để cấp 47 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh  sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Cấp 87 giấy xác nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

Năm 2015, Chi cục đã chủ động tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Qua đó, thực hiện rà soát, thống kê tổng số 1136 cơ sở tại 11/11 huyện, thành phố, gồm 640 cơ sở có giấy phép kinh doanh và 496 cơ sở nhỏ lẻ. Qua kiểm tra, phân loại cơ sở được 565/640 cơ sở, trong đó cơ sở đạt loại A là 40 cơ sở; đạt loại B là 239 cơ sở; đạt loại C là 286 cơ sở. Chi cục cũng đã tích cục tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi tại các cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Với những nỗ lực của Chi cục Quản lý CLNLS&TS tỉnh, góp phần không nhỏ trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông lâm nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Thông qua việc triển khai các hoạt động, góp phần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn.

                                                                                                Huy Ba


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quang Minh, ngày mới

BHG- Ngày 25.12.2015 ghi dấu mốc quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Quang Minh (Bắc Quang). Bởi sau 5 năm, sự nỗ lực, sáng tạo, kiên trì thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM) của cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương đã kết thành chất "ngọc" mang đến diện mạo, sức sống mới cho quê hương Quang Minh.

24/12/2015
Đổi thay từ những con đường "ý Đảng, lòng dân"

BHG- Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, chúng tôi đến với xã Quang Minh (Bắc Quang) để tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt, của một vùng quê sắp về đích Nông thôn mới (NTM). Vùng quê thuần nông đã khoác lên mình chiếc áo mới, những con đường trơn trượt, lầy lội khó đi trước đây, nay được bê tông hóa sạch đẹp đến tận ngõ xóm, niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt của bà con... 

24/12/2015
Nâng cao thu nhập cho nhân dân

BHG- Nâng cao thu nhập là một tiêu chí khó, không dễ hoàn thành của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM). Nhưng vấn đề này lại chính là một trong những yêu cầu cốt lõi để xây dựng NTM. Bởi, thật khó để bằng lòng khi kết cấu hạ tầng giao thông, điện, đường, trường, trạm,... được đầu tư, xây dựng khang trang mà cuộc sống của người dân vẫn đong đầy gian khó. Để hài hòa yếu tố trên, suốt 5 năm xây dựng NTM (2011-2015), xã Quang Minh (Bắc Quang) đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nên những kết quả đầy ấn tượng.

24/12/2015
Khơi thông nguồn vốn phát triển nông nghiệp - nông thôn

BHG- Phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) nhằm nâng cao đời sống của nông dân là nhiệm vụ có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước. Ngày 9.6.2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng (CSTD) phục vụ phát triển NNNT. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25.7.2015 (thay thế Nghị định số 41 trước đó) nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng trong thời gian tới, giúp người dân có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.

24/12/2015