Chương trình chính thức đến với xã Tân Lập

07:29, 08/12/2015

BHG- Mặc dù có nhiều lợi thế về cây, con chủ lực để đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố bất thuận từ điều kiện tự nhiên, khí hậu, đường giao thông cùng trình độ dân trí chưa đồng đều, do vậy xã Tân Lập (Bắc Quang) vẫn rất cần sự đầu tư của các cấp, các ngành để đổi thay diện mạo xã khó khăn. Và nay, “Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tỉnh Hà Giang” (CPRP) chính thức đến với người dân xã Tân Lập để trao cho họ cơ hội giảm nghèo bền vững.

Dự án CPRP mở ra triển vọng mới cho sản xuất chè Shan tuyết – cây trồng thế mạnh tại xã Tân Lập thêm phát triển. Trong ảnh: Người dân xã Tân Lập đốn, chăm sóc chè qua vụ Đông để tái tạo đồi chè.
Dự án CPRP mở ra triển vọng mới cho sản xuất chè Shan tuyết – cây trồng thế mạnh tại xã Tân Lập thêm phát triển. Trong ảnh: Người dân xã Tân Lập đốn, chăm sóc chè qua vụ Đông để tái tạo đồi chè.

Hiện nay, xã Tân Lập có tổng diện tích chè Shan tuyết đạt 449,49 ha; đàn trâu, lợn và dê đạt trên 4.500 con đã trở thành thế mạnh để địa phương phát triển các cơ sở chế biến và bao tiêu sản phẩm chè, mở rộng diện tích chè thâm canh và chăn nuôi gia súc theo hướng trang trại tập trung. Tuy vậy, địa phương cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, cản trở quá trình phát triển KT-XH như: Địa hình đồi núi dốc, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối; mùa Đông rét đậm kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới trồng trọt, chăn nuôi. Hơn nữa, đường giao thông tại 8/8 thôn, bản của xã Tân Lập chủ yếu là đường mòn, dốc đá, thậm chí chưa có đường ô-tô nên việc di chuyển, trao đổi hàng hóa của nhân dân địa phương gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, còn một bộ phận nhân dân chưa năng động, sáng tạo và chủ động phát triển kinh tế để tự lực vươn lên thoát nghèo. Do vậy, việc khai thác tiềm năng, thế mạnh để đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH còn hạn chế. Đến thời điểm này, lĩnh vực sản xuất (SX) nông, lâm nghiệp của xã vẫn ở trạng thái nhỏ lẻ, thiếu tính cạnh tranh so với địa bàn khác. Còn tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thương mại chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương...

“Trong năm 2015, Chương trình CPRP được triển khai tại xã Tân Lập, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương kỳ vọng sẽ là luồng “gió mới” mang sức sống, diện mạo mới, thúc đẩy KT-XH trên địa bàn xã tiếp tục phát triển và có bước phát triển” – Chủ tịch UBND xã Tân Lập, Lâm Bình Dương chia sẻ. Và kỳ vọng này của xã Tân Lập cùng 390 hộ (trong đó có 210 hộ nghèo và cận nghèo) được hưởng lợi từ Dự án là có cơ sở. Bởi, nhiều hợp phần quan trọng của Chương trình như: Xây dựng năng lực phát triển định hướng thị trường; đầu tư phát triển hàng hóa phù hợp với người nghèo sẽ được thực hiện tại địa phương. Theo đó, xã Tân Lập đã thành lập, kiện toàn Ban quản lý CPRP, tổ chức họp thôn, tuyên truyền để nhân dân hiểu về ý nghĩa, nội dung, thời gian của công tác khảo sát đầu kỳ Dự án CPRP và nhận được sự đồng tình trong nhân dân.

Khi Dự án CPRP đi vào cuộc sống, những hộ chăn nuôi trâu hàng hóa của xã Tân Lập mong muốn được hỗ trợ cải tạo tầm vóc đàn trâu.
Khi Dự án CPRP đi vào cuộc sống, những hộ chăn nuôi trâu hàng hóa của xã Tân Lập mong muốn được hỗ trợ cải tạo tầm vóc đàn trâu.

Trên cơ sở tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do huyện, tỉnh tổ chức, Ban quản lý CPRP xã Tân Lập đã thành lập Tổ lập kế hoạch phát triển KT-XH phục vụ quá trình triển khai thực hiện. Tiếp đến, hướng dẫn và phân công các nhóm xuống họp thôn để xác định nhu cầu phát triển KT-XH của người dân. Sau đó, mở hội nghị tại xã để thông qua kế hoạch, có điều chỉnh và bổ sung các hoạt động phù hợp với nguồn lực, sự phát triển của địa phương. Riêng hợp phần Đầu tư phát triển hàng hoá phù hợp người nghèo, Ban quản lý CPRP tiến hành rà soát, thống kê các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn xã và thành lập Nhóm cùng sở thích, tiết kiệm tín dụng tại thôn, nhằm giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp để phát triển kinh tế hộ.

Thực tế cho thấy, những ngành hàng thế mạnh được xã Tân Lập xác định chính là trồng, chế biến chè và phát triển chăn nuôi trâu, dê hàng hóa. Do vậy, trọng tâm để đạt mục tiêu của CPRP chính là tập trung phát triển những ngành, hàng thế mạnh này. Đồng thời, có sự liên kết, mở rộng hợp tác với doanh nghiệp, cơ sở SX để cung cấp đầu vào và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hơn nữa, việc đồng tài trợ vốn cho Nhóm cùng sở thích và Nhóm Tiết kiệm tín dụng sẽ giúp người dân, đặc biệt là hộ nghèo, dễ bị tổn thương từng bước phát triển SX, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế một cách bền vững.

THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và chuyển giao KHCN giống lâm nghiệp, dược liệu

BHG- Sáng ngày 27.11, tại Trung tâm khoa học kỹ thuật (KHKT) giống cây trồng Đạo Đức, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực giống Lâm nghiệp và dược liệu giai đoạn 2015- 2020. Dự buổi lễ có lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

27/11/2015
Hội nghị Bàn, thống nhất phát triển Mật ong Bạc Hà

BHG- Chiều 25.11, tại huyện Yên Minh, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Bàn, thống nhất phát triển Mật ong Bạc Hà. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì. 

26/11/2015
Yên Minh hiện thực hóa phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ huyện

BHG- Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đại hội Đảng bộ huyện Yên Minh xác định và đưa vào Nghị quyết một khâu đột phá là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Đây là cơ sở, tiền đề để nâng cao thu nhập và xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện thực hóa điều này, huyện Yên Minh đã xây dựng và triển khai Phương án hỗ trợ chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc.

25/11/2015
Quang Bình cơ bản hoàn thành diện tích trồng rừng năm 2015

BHG- Theo kế hoạch năm 2015, huyện Quang Bình sẽ triển khai trồng mới rừng lâm nghiệp xã hội trên 7.000 ha. Trên cơ sở diện tích đăng ký thực hiện trồng rừng và quỹ đất hiện có tại các xã, thị trấn, trong 10 tháng qua nhân dân các xã, thị trấn trong toàn huyện đã đăng ký và trồng được trên 6.420 ha/7.000 ha (đạt 91,64% kế hoạch), trong đó nhân dân các xã, thị trấn trồng được trên 6.275 ha, 2 doanh nghiệp là Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham và Công ty Thủy điện Sông Bạc trồng được 30,8 ha. 

25/11/2015