Hiệu quả bước đầu từ Đề án Hội đồng quản lý và phát triển thôn

08:22, 18/11/2015

BHG - Thôn Chang, xã Việt Lâm được Thường trực Huyện ủy Vị Xuyên quyết định chọn làm thôn điểm thực hiện Đề án Hội đồng quản lý và phát triển thôn (HĐQL&PTT). Sau hơn một năm hoạt động, Đề án đã mang lại những kết quả quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội của thôn. Bộ máy hành chính của thôn được rút gọn, hoạt động hiệu quả; các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, văn hóa-xã hội... đều có sự tăng trưởng mạnh.

Thôn Chang có tổng diện tích đất tự nhiên 123,77 ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp 58,3 ha, đất lâm nghiệp 39 ha, đất khác 26,47 ha). Toàn thôn có 123 hộ với 501 khẩu. Các ngành, đoàn thể trong thôn được cơ cấu đầy đủ. Xác định Đề án thành lập HĐQL&PTT là mô hình thí điểm mới, Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã thành lập tổ công tác, tổ chức họp với chi bộ thôn quán triệt cho toàn thể đảng viên trong chi bộ, nhân dân trong thôn về chủ trương, mục đích, yêu cầu của Đề án. Đồng thời phân công các thành viên trong tổ công tác phối hợp với Ban chi ủy, chi bộ tiến hành đánh giá chất lượng từng vị trí chức danh phụ trách các ngành, đoàn thể ở thôn.

Lãnh đạo Hội Đồng quản lý và phát triển thôn thường xuyên kiểm tra các hạng mục xây dựng sơ sở vật chất của thôn.
Lãnh đạo Hội Đồng quản lý và phát triển thôn thường xuyên kiểm tra các hạng mục xây dựng sơ sở vật chất của thôn.

Trước khi thực hiện Đề án, bộ máy lãnh đạo của thôn có 12 chức danh; trong đo, có 2 chức danh kiêm nhiệm gồm: Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận Tổ quốc thôn; Trưởng thôn; Thôn đội trưởng; Công an viên kiêm Bí thư Chi đoàn; cán bộ Khuyến nông, thú y; Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh; Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi; cán bộ Y tế thôn bản; Chi hội trưởng Hội Nông dân; Chi hội trưởng Hội Phụ nữ. Sau khi thực hiện Đề án HĐQL&PTT thôn Chang giảm còn 7 chức danh, trong đó,  có 5 chức danh kiêm nhiệm (Bí thư Chi bộ là Chủ tịch HĐQL&PTT thôn, Trưởng ban Mặt trận Tổ quốc thôn; Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng thôn, Khuyến nông, khuyến lâm, thú y; Bí thư Chi đoàn, Công an viên; Chi hội trưởng Hội Phụ nữ, y tế thôn bản; Chi hội trưởng Hội Nông dân, Thôn đội trưởng). Khả năng điều hành, vai trò, uy tín và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng chức danh lãnh đạo thôn; khi triển khai Đề án, về cơ bản là hoàn thành tốt nhiệm vụ, có uy tín, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc. Sau khi ban hành quy chế, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, các thành viên có trách nhiệm với công việc được giao, chất lượng tổ chức triển khai công việc có hiệu quả cao hơn. Chủ động trong xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch của cấp trên. Phân công nhiệm vụ, xây dựng chương trình làm việc, xây dựng lịch phân trực cho từng thành viên. Duy trì đều chế độ giao ban vào thứ 2 hàng tuần, họp vào ngày mùng 5 hàng tháng. Làm tốt công tác tiếp dân, được người dân đồng tình nhất trí, không có ý kiến phàn nàn về công tác tiếp dân.

Trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp; trước khi triển khai thực hiện Đề án, người dân vẫn áp dụng lối canh tác cũ, sản xuất nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ vào sản xuất. Công tác quản lý điều hành của bộ máy chính quyền thôn không hiệu quả, còn mang tính hình thức, dẫn đến trong những năm qua, năng suất cây trồng đạt thấp. Chăn nuôi thú y chưa được quan tâm thường xuyên, các hộ chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa tạo thành hàng hóa, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Dưới sự chỉ đạo, điều hành của HĐQL&PTT, các biện pháp khoa học kỹ thuật được người dân áp dụng đồng bộ như chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, triển khai các mô hình mới vào sản xuất; thành lập các hội sở thích về chăn nuôi, trồng trọt. Do công tác điều hành, quản lý có hiệu quả, sản xuất nông, lâm nghiệp đạt những kết quả nhất định, như: Đàn lợn tăng từ 12.000 con, lên 15.000; đàn trâu tăng từ 149 con lên 154 con. Các phong trào trồng rừng thu hút được 44 hộ tham gia, trồng được 22 ha, trồng cam thu hút 8 hộ tham gia trồng được 5,6 ha, trồng cây dược liệu (cây đinh lăng) 1 hộ tham gia trồng được 200 cây. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16 triệu đồng/năm lên 18,5 triệu đồng/năm. Triển khai thực hiện Phương án xây dựng mô hình “5 cùng” gắn với phát triển quỹ thôn, với tổng diện tích 27 ha, tổng số vốn đầu tư là 466.356.00 đồng, trong đó: Vốn Nhà nước hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp kinh tế năm 2014 - 2015 là trên 56.010.000 đồng, nhân dân đóng góp 410.346.000 đồng. Từ đó đã tăng năng suất lúa của thôn từ 55 tạ/ha lên 65 tạ/ha. Tăng số hộ kinh doanh dịch vụ từ 3 lên 6 hộ, việc giao lưu buôn bán có nhiều thuận lợi, thương lái đến tận các hộ gia đình để thu mua các mặt hàng nông, lâm sản, các loại gia súc, gia cầm...

Sau khi triển khai thực hiện đề án, công tác văn hóa, xã hội của thôn được quan tâm, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng như Nhà văn hóa thôn, sân chơi thể thao, tăng âm loa đài, công tác tuyên truyền vận động phong phú, đa dạng với nhiều hình thức như thông qua các cuộc họp dân, loa đài, bản tin thôn. Các đội bóng đá, bóng chuyền, đội văn nghệ dân gian của thôn đã thu hút được đông đảo người dân tham gia, thường xuyên luyện tập, giao lưu với các thôn trong xã và các xã trong huyện...

Có thể nói, việc thành lập HĐQL&PTT thôn tại thôn Chang đã nâng cao được năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ thôn, góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, quản lý và điều hành có hiệu quả, phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể. Các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội; an ninh trật tự đều có những bước phát triển mạnh mẽ.

      Bài, ảnh: An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển sản xuất lạc hàng hóa tập trung ở Bắc Quang

BHG- Năm 2012, huyện Bắc Quang triển khai thực hiện Đề án "Phát triển sản xuất lạc hàng hóa tập trung, giai đoạn 2012-2015". Sau 4 năm thực hiện Đề án, cây lạc đã trở thành một trong những cây trồng thế mạnh, chứng minh tính hiệu quả cao về mặt kinh tế đối với người sản xuất trên địa bàn huyện Bắc Quang.

17/11/2015
Tăng cường xử lý các hành vi khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn

BHG - Ngày 12.11.2015, UBND tỉnh đã có Công văn số 3824/UBND – CNGTXD, về việc tăng cường xử lý các hành vi khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Công văn yêu cầu các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xử lý dứt điểm tình trạng khai thác cát, sỏi, đá vôi trái phép trên địa bàn toàn tỉnh. Sau đây Báo Hà Giang đăng toàn văn Công văn này.

17/11/2015
Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước năm 2015

BHG- Chiều 13.11, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (ĐM&PTDN) trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) Nhà nước 10 tháng đầu năm 2015; triển khai nhiệm vụ 2 tháng cuối năm. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh – Trưởng ban Chỉ đạo ĐM&PTDN chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hà Giang, dự hội nghị có các thành viên Ban chỉ đạo ĐM&PTDN.

16/11/2015
Khởi sắc Nông thôn mới

BHG- Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM (2011 – 2015), toàn tỉnh ước có 10 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí, 29 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí, 126 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí, 8 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Những kết quả đó đã và đang tạo bộ mặt nông thôn khởi sắc, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người dân nông thôn.

14/11/2015