Sau 8 năm thực hiện Dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá

19:30, 24/10/2015

BHG- Dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh ta (giai đoạn 2008 – 2015) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 20.1.2009. Mục tiêu chính của dự án là nhằm thu hút các gia đình tại 4 huyện vùng cao núi đá tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp để bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội.

Dự án trên được tỉnh xác định là một nhiệm vụ quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với tỉnh, đặc biệt là đối với nhân dân các dân tộc ở 4 huyện vùng cao núi đá. Ngay sau khi Dự án được Chính phủ phê duyệt, BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo trực tiếp Thường trực UBND tỉnh tổ chức hội nghị tại các huyện để phổ biến về mục tiêu, nội dung và chính sách của dự án, đồng thời tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ngành chuyên môn, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến thôn, bản và nhân dân. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, BTV Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã thường xuyên tham gia kiểm tra, giám sát. Thông qua hoạt động này đã kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Nhờ đó đã nâng cao hiệu quả của dự án và giúp người dân thấy rõ đây là dự án của dân và vì dân.

Diện tích rừng trồng mới tại xã Lũng cú (Đồng văn) phát triển tốt, giúp người dân từng bước cải thiện cuộc sống.
Diện tích rừng trồng mới tại xã Lũng cú (Đồng văn) phát triển tốt, giúp người dân từng bước cải thiện cuộc sống.

Thực tế cho thấy, sau 8 năm thực hiện (từ 2008 – 2015), dự án đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển sinh kế cộng đồng như: Khoán quản lý bảo vệ rừng được trên 82.767 ha (đạt 107% kế hoạch dự án); khoán khoanh nuôi phục hồi rừng được trên 28.407 ha (đạt 159% kế hoạch); trồng rừng được trên 17.132 ha (đạt 155,9% kế hoạch); trồng rừng cảnh quan môi trường được 573,3 ha (đạt 115% kế hoạch). Đặc biệt là hỗ trợ gạo cho nhân dân được trên 11.862 tấn (đạt 100% kế hoạch); góp phần nâng độ che phủ rừng từ 30,9% năm 2007 đến năm 2014 đạt 43,6%. Điều đáng mừng đó là: Dự án đã thu hút được trên 50.000 gia đình trên địa bàn các huyện tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm việc làm tại chỗ cho trên 70.000 lao động, hạn chế di dân tự do, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương. Nếu như năm 2008 (năm dự án đi vào hoạt động) tỷ lệ đói nghèo của các huyện thuộc vùng dự án cao hơn so với mức bình quân chung là 60,12%, thì đến năm 2014 đã có những cải thiện rõ rệt, chỉ còn ở mức 32,9%, với mức kinh phí hỗ trợ của dự án, mỗi hộ nhận trên 1 triệu đồng/hộ/năm và 48 kg gạo/năm. Hơn nữa, mức giảm tỷ lệ đói nghèo còn do tác động dây chuyền của dự án, trong đó có việc tăng thu nhập của gia đình từ phát triển sản xuất lâm nghiệp do dự án đem lại. Đặc biệt, dự án đã giúp người dân bước đầu thực hiện việc khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai. Nhờ hoạt động của dự án, người dân có ý thức hơn trong bảo vệ rừng, trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, được tập huấn, trang bị và áp dụng kỹ thuật phù hợp vào sản xuất lâm nghiệp. Xây dựng được những khu rừng tập trung tại xã Đường Thượng, Sủng Cháng (Yên Minh), Lũng Táo (Đồng Văn), Khâu Vai (Mèo Vạc)... Các diện tích đất nhỏ lẻ cũng được nhân dân tận dụng để trồng cây phân tán, trồng cỏ chăn nuôi gia súc. Dự án cũng đã hỗ trợ giúp người dân xây dựng được 28.949 bếp đun cải tiến, mỗi bếp đã tiết kiệm được xấp xỉ 50% nhiên liệu gỗ củi, góp phần quan trọng vào việc làm giảm thiểu tác động của con người lên rừng tự nhiên. Nhờ các biện pháp đo, sau 8 năm, độ che phủ rừng trên toàn vùng đã đạt 43,6% (năm 2014). Rừng được bảo vệ tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho tái sinh tự nhiên và cải thiện chất lượng rừng. Nhiều diện tích rừng trước đây là rừng thứ sinh nghèo kiệt, đến nay, đã trở thành rừng có trữ lượng trung bình...

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến, cho biết: Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh ta giai đoạn 2008 – 2015 đã đạt được mục tiêu chung là hướng tới quản lý rừng bền vững, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng, qua đó nâng cao đóng góp của sản xuất lâm nghiệp cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt là hạn chế dần tình trạng di dân tự do, ổn định chính trị xã hội, góp phần bảo vệ biên giới, giữ vững an ninh, chính trị, quốc phòng ở vùng cao biên giới. Dự án đã nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân cùng cao, đặc biệt là ý thức bảo vệ rừng cộng đồng. Đến nay không còn tình trạng phá rừng tràn lan, số vụ cháy rừng giảm mạnh, công tác phòng, chống cháy rừng được toàn thể nhân dân cùng tham gia, vì thế đã hạn chế được nhiều thiệt hại có thể xảy xa...

Có thể nói, sau 8 năm triển khai thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Đây là một dự án mang tính xã hội cao, đối tượng thực hiện và hưởng lợi từ dự án trực tiếp là nhân dân địa phương, các nội dung của dự án được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Thông qua các chính sách hỗ trợ, người dân thấy rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân các dân tộc vùng cao cực Bắc thuộc các huyện nghèo nhất cả nước, từ đó đã củng cố niềm tin theo Đảng và Chính phủ, với những kết quả đạt được đó, Chính phủ tiếp tục cho Hà Giang được triển khai chuyển tiếp dự án này giai đoạn 2016 – 2020 để nhằm giúp đồng bào các dân tộc Hà Giang cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo bền vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới...

Bài, ảnh: Hiến Chương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Triển khai thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

BHG- Chiều ngày 23.10, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Xuân Thịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh; 

24/10/2015
Ngày mùa trên vùng gạo Già Dui

BHG- Một ngày trên cánh đồng lúa Già Dui nhộn nhịp hơn, người gặt, phơi lúa, người thì mang, vác những bó rơm còn tươi màu lá... Tiếng nói, tiếng cười rộn rã hòa trong tiếng đập lúa trên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại, vàng óng của lúa chín. Ngày mùa đã về trên thôn Lùng Tráng, xã Thèn Phàng (Xín Mần).

22/10/2015
Hiệu quả từ mô hình "Trên lúa, dưới cá" ở xã Hồ Thầu

BHG- Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích mặt nước trên những thửa ruộng lúa bậc thang..., mô hình nuôi cá Chép xen lúa ở xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) đã mang lại hiệu quả thiết thực; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nơi đây.

22/10/2015
Quản Bạ, mùa quả ngọt!

BHG-  "Đến hẹn lại lên" - cứ đến trung tuần tháng 8 - 9 (âm lịch) hàng năm là vào mùa thu hoạch hồng không hạt ở huyện Quản Bạ. Năm nay, với diện tích được nhân rộng và được mùa nên khắp những cửa hàng hoa quả trên địa bàn thành phố Hà Giang gần như đều có sản phẩm hồng không hạt của Quản Bạ. 

22/10/2015