Đảng bộ thành phố Hà Giang:

Đột phá trong định hướng phát triển thị trường, du lịch, dịch vụ

08:17, 03/02/2015

HGO- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về “Bốn đổi mới”, “Tám đột phá”, “Mười lăm chương trình trọng tâm”, BCH Đảng bộ thành phố Hà Giang đã tập trung lãnh, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện và đạt được kết quả nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển thị trường, xây dựng cơ sở cho du lịch, dịch vụ.

Thành phố Hà Giang chuẩn bị khai trương Tuyến phố văn minh thương mại.
Thành phố Hà Giang chuẩn bị khai trương Tuyến phố văn minh thương mại.

Nhằm tạo bước đột phá về phát triển thị trường, xây dựng cơ sở cho du lịch, dịch vụ, BCH Đảng bộ thành phố đã tập trung đổi mới công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, UBND thành phố; bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, gắn với ứng dụng CNTT vào chỉ đạo, điều hành, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển; huy động các nguồn lực để thực hiện các nội dung đột phá, chương trình trọng tâm, do đó: Thương mại, dịch vu,  du lịch tiếp tục có những khởi sắc và mức tăng trưởng khá; dịch vụ nhà hàng, khách sạn tiếp tục có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực; việc khai trương và đi vào hoạt động của các chợ đêm đã thu hút nhiều hộ tham gia kinh doanh, không những tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống mà còn đáp ứng nhu cầu mua sắm, sinh hoạt của du khách và nhân dân trên địa bàn, từng bước hình thành và tạo nên những bản sắc riêng, độc đáo của thành phố Hà Giang.

Hiện, trên địa bàn thành phố có 3.786 hộ kinh doanh, trong đó có 12 mô hình siêu thị, 515 cơ sở dịch vụ ăn uống, 60 khách sạn, nhà nghỉ, 12 quán karaoke, 15 điểm du lịch sinh thái, văn hoá, tâm linh; 3 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong năm 2014, khách du lịch đến thăm quan Công viên địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, các danh lam thắng cảnh và lưu lại trên địa bàn thành phố đạt trên 122.000 lượt người, doanh thu ước đạt 90,7 tỷ đồng. Cùng với đó, hệ thống chợ trên địa bàn thành phố đang hoạt động khá hiệu quả. Hình thức chợ đêm tại tuyến phố dạo bộ trên đường Nguyễn Thái Học thuộc tổ 8, phường Trần Phú; chợ đêm ẩm thực trên đường Trần Quốc Toản, phường Nguyễn Trãi được duy trì đều, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân cũng như du khách khi đến với Hà Giang. Với thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú, lưu thông tăng mạnh tại chợ đầu mối, các chợ xép; năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt gần 2.500 tỷ đồng, tăng 124,2% so năm 2013, trong đó doanh thu từ các ngành dịch vụ đạt trên 1.000 tỷ đồng...

Để có được những kết quả trên, Phòng Kinh tế thành phố đã phối hợp với các phòng chuyên môn, Ban quản lý chợ thành phố, các xã, phường quy hoạch các điểm bán hàng nông sản phục vụ nhu cầu cho nhân dân; xây dựng phương án hoạt động, quản lý các chợ xép; hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, HTX đăng ký tham gia Chương trình kích cầu du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Qua thẩm định đã lựa chọn được 16 đơn vị là các nhà hàng, khách sạn, các điểm tham quan du lịch, các đơn vị vận tải, đơn vị lữ hành du lịch trở thành đối tác chính thức của Công viên địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn. Đồng thời hướng dẫn các hộ sản xuất chè tại thôn Cao Bành thành lập tổ Hợp tác sản xuất, chế biến chè chất lượng cao đáp ứng nhu cầu mua sắm quà đặc sản cho du khách. Cùng đo, tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng ăn uống, việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý giá...

Để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch; Đảng bộ thành phố đã ra Nghị quyết, tập trung chỉ đạo các phòng, ban chức năng, các xã, phường tập trung xây dựng mới Làng văn hóa du lịch cộng đồng - sinh thái gắn với xây dựng NTM tại thôn Hạ Thành; khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Tày, thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện; kêu gọi thu hút đầu tư thực hiện Dự án Quy hoạch xây dựng Khu du lịch sinh thái tâm linh núi Mỏ Neo, núi Cấm... Đến nay trên địa bàn thành phố có 14 khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, trong đó có 3 khu du lịch sinh thái đã và đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp như Khu du lịch sinh thái Trường Xuân, Bồng Lai, Thạch Lâm Viên.

Có thể thấy, sau gần một nhiệm kỳ thực hiện “Đột phá” về phát triển thị trường, đẩy mạnh xây dựng cơ sở cho dịch vụ, du lịch; đến nay, cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch, dịch vụ của thành phố đã có bước phát triển rõ rệt, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo đà cho phát triển KT-XH các năm tiếp theo.

VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cam trĩu vàng trên đồi núi Đồng Tâm – Bắc Quang
HGĐT- Về xã Đồng Tâm (Bắc Quang) những ngày này, chúng ta bắt gặp những vườn cam sai trĩu quả, chín vàng trải dài trên các sườn đồi. Cam Đồng Tâm có vị ngọt, mọng nước được trồng tập trung ở thôn Pha, thôn Khuổi Thuối.
31/12/2014
"Ngân hàng" của nhà nông

HGO- Trong những năm qua, từ các chương trình, đề án được vay vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND), Hội Nông dân (HND), nhiều hội viên đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Có thể nói, QHTND đã và đang được các hội viên coi như một "ngân hàng" riêng của Hội. 

31/01/2015
Khánh thành cửa Xăng dầu Cốc Pài
HGĐT- Ngày 8.1, Công ty Xăng dầu Hà Giang tổ chức Lễ khánh thành Cửa hàng Xăng dầu Cốc Pài tại thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần.
08/01/2015
Các doanh nghiệp sản xuất điện nợ trên 60 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng
HGĐT- UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương, NN&PTNT đề nghị phối hợp tháo gỡ khó khăn, giúp tỉnh đôn đốc, chỉ đạo các doanh nghiệp thủy điện thực hiện nghiêm Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24.9.2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR).
08/01/2015