Những con người góp phần làm đổi thay vùng quê nghèo khó

08:21, 16/12/2014

HGĐT- Những năm gần đây, huyện Bắc Quang xuất hiện thêm nhiều tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, như hộ ông Bàn Văn Chuyền (xã Vĩnh Hảo), Đặng Văn Minh (xã Đồng Tiến) hay hộ ông Nguyễn Quang Thuộc (xã Đồng Yên), với nguồn thu nhập hàng trăm triệu đến gần 1 tỷ đồng/năm. Điều đáng quý ở đây, họ đều là người dân tộc thiểu số (DTTS), sinh sống tại những địa phương còn khó khăn của huyện... Cùng với đó, cuộc sống vùng đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Bắc Quang có nhiều đổi thay tích cực từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và những quyết sách kinh tế đúng đắn của chính quyền sở tại.



Từ phát triển chăn nuôi gia đình ông Nguyễn Quang Thuộc (dân tộc Tày), xã Đồng Yên thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.


Với 72,6% tổng số dân trên địa bàn huyện Bắc Quang là đồng bào các DTTS; sinh sống tập trung nhiều ở các thôn, xã khó khăn và đặc biệt khó khăn về điều kiện phát triển KT-XH; trình độ dân trí của đồng bào gặp nhiều hạn chế, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Song, để đồng bào tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cùng sự quản lý, điều hành của Nhà nước, huyện Bắc Quang đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) cho vùng đồng bào DTTS, với quan điểm xuyên suốt: “Coi vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”.


Từ quan điểm trên, huyện Bắc Quang đã tập trung xây dựng vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS, qua nhiều hoạt động thiết thực như: Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19.5.2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020; Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 của tỉnh hay Nghị quyết của Ban thường vụ Huyện ủy về thực hiện công tác XĐGN giai đoạn 2011-2015. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa công tác XĐGN tại địa phương và thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, thông qua việc hỗ trợ giá các loại giống lúa, ngô hay hỗ trợ phân bón. Đặc biệt, từ Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi (Chương trình 135), nhiều hộ đồng bào dân tộc nghèo đã được vay vốn phát triển sản xuất (SX) hay xóa nhà tạm,... Từ đó, góp phần quan trọng giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 18% (năm 2010) xuống còn 4,4% (năm 2014).


Song hành với các hoạt động trên, huyện Bắc Quang chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, nhằm đảm bảo cho đồng bào các DTTS khai thác tốt thế mạnh của địa phương, để XĐGN bền vững và làm giàu chính đáng, qua những việc làm cụ thể: Tổ chức lại SX cho cộng đồng các dân tộc tại thôn, bản, tổ dân phố bằng cách chuyển đổi cơ cấu SX, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, toàn huyện đã thành lập được 23 Ban chỉ đạo phát triển nông, lâm nghiệp tại 23 xã, thị trấn; 15 tổ hợp tác và 2 Hợp tác xã chỉ đạo SX tại 15 thôn của 10 xã, thị trấn với 153 người tham gia là thành viên tổ chỉ đạo SX. Đồng thời, xây dựng được 72 nhóm sở thích: Trồng ngô hàng hóa, lúa lai, nhóm chăn nuôi lợn hàng hóa hay trâu, bò sinh sản,... Bên cạnh đó, ngành chuyên môn của huyện còn trang bị kiến thức cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo biết lập kế hoạch SX, biết áp dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ vào SX nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay chế biến lâm sản...


Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, Hoàng Quang Phùng cho biết: “Để kinh tế vùng đồng bào các DTTS phát triển, huyện đã tập trung phát triển SX hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, kết hợp mọi nguồn lực thu hút đầu tư phát triển KT-XH, nhất là cụ thể hóa các nghị quyết, chính sách thành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể; trên cơ sở phát huy tính dân chủ, trí tuệ, nội lực của toàn dân tham gia lập kế hoạch và triển khai thực hiện”. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi như: Hộ ông Bàn Văn Chuyền (dân tộc Dao) ở xã Vĩnh Hảo, thu gần 1 tỷ đồng/năm từ trồng cây cam sành; hộ ông Giàng Thèn Min (dân tộc Mông), ở xã Vĩnh Phúc hằng năm thu từ 100 đến trên 150 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp hay ở xã Hữu Sản có mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng của hộ ông Làn Đình Dưỡng (dân tộc Pà Thẻn) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Đặc biệt, hộ ông Nguyễn Quang Thuộc, thôn Thượng An (xã Đồng Yên) trở thành một trong nhiều tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi của đồng bào dân tộc Tày. Với mô hình chăn nuôi lợn và gia cầm cho gia đình ông nguồn thu lợi trên 100 triệu/năm. Không những vậy, ngày 18.12 sắp tới, ông Thuộc còn vinh dự là đại biểu các DTTS tỉnh nhà, về Thủ đô Hà Nội báo cáo thành tích với Chủ tịch nước. Trước niềm vinh dự và tự hào ấy, ông Thuộc chia sẻ: “Mọi của cải, vật chất do bàn tay, khối óc mình tạo ra; chỉ cần quyết tâm, yêu lao động là có thể làm được, dù đó là dân tộc đa số hay đồng bào thiểu số”.


Song hành với những nỗ lực của huyện Bắc Quang trong việc đẩy mạnh công tác XĐGN vùng đồng bào DTTS, xin được chuyển lời nhắn gửi của đồng chí Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi đồng chí dự Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Bắc Quang lần thứ 2, năm 2014 vừa qua: “Đồng bào các DTTS hãy phát huy tính tự lực, tự cường, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau phát triển KT-XH, cũng như tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước và cấp ủy, chính quyền trong tỉnh. Động viên con em đến trường học; hăng hái thi đua lao động, SX để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng”...


THU PHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

HTX Hạnh Quang từng bước đưa chè Shan tuyết Cổng trời thành thương hiệu uy tín
HGĐT- Từ đơn vị sản xuất chè xanh thủ công, quy mô nhỏ, sản phẩm chỉ bán ở thị trường trong tỉnh, nhưng với việc đầu tư bài bản, sự cố gắng của HTX chế biến chè Hạnh Quang, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì) cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ để xây dựng thương hiệu, đào tạo công nhân lao động và trang thiết bị máy móc sản xuất chè xanh của Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương tỉnh
27/11/2014
Nỗ lực xây dựng môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư
HGĐT- Từ năm 2011 đến nay, tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 57 dự án với tổng số vốn đầu tư trên 6.440 tỷ đồng. Số vốn đăng ký đầu tư của các dự án tăng dần hàng năm (cả năm 2011 là 1.730 tỷ đồng trong khi 9 tháng đầu năm nay là 2.770 tỷ đồng). Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh được
27/11/2014
Chi nhánh Ngân hàng Yên Minh nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm
HGĐT- Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống các ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT Yên Minh nói riêng. Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực triển khai nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp kinh doanh, Chi nhánh luôn hoàn thành chỉ tiêu huy động và sử dụng vốn hàng năm.
26/11/2014
Lợi đôi đường từ việc thanh toán qua thẻ ATM tại Agribank Mèo Vạc
HGĐT- Lâu nay, đối với người dân ở Mèo Vạc, việc rút tiền từ ngân hàng qua thẻ ATM là khá lạ lẫm. Nhiều người dân nghèo chưa biết thế nào là rút tiền tự động. Từ cuối năm 2012, sự bỡ ngỡ ấy được xóa dần khi Agribank Mèo Vạc xây dựng cây rút tiền tự động (ATM) và phát hành thẻ ATM. Qua đó, tạo sự thuận lợi đôi đường cho phía ngân hàng cũng như giao dịch của khách hàng.
26/11/2014