Nhiều nông dân Quang Bình thoát nghèo nhờ vốn Ngân hàng
HGĐT- Nhiều năm nay, cái tên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank Quang Bình) đã trở nên quen thuộc với người dân huyện Quang Bình, bởi không chỉ là thương hiệu uy tín trong ngân hàng mà Agribank Quang Bình luôn đổi mới, đồng hành cùng bà con trong việc cho vay vốn để phát triển sản xuất. Có thể nói, nguồn vốn của Agribank huyện đã và đang đóng vai trò chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những năm trước đây, do giao thông khó khăn, cuộc sống của người dân huyện Quang Bình chủ yếu dựa vào nông nghiệp, ít có nghề phụ nên thu nhập còn thấp. Nhưng nhờ ý chí, tính chăm chỉ cần cù của những con người nơi đây, cộng với sự chung tay của Agribank huyện Quang Bình, nhất là cán bộ Phòng Tín dụng trong việc đưa đồng vốn đến tận tay bà con, vùng quê này đã có sự đổi thay đáng kể. Nhiều năm qua, trong quá trình triển khai nhiệm vụ, cán bộ Phòng tín dụng, Chi nhánh Agribank huyện Quang Bình luôn đồng hành cùng nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, giúp những người nông dân có thể vượt qua nghèo đói, tự vươn lên, có đời sống khá giả.
Mô hình nuôi ếch mang tính hàng hóa của anh Tải Văn Lý, thôn My Bắc, xã Tân Bắc được vay vốn từ nguồn Agribank huyện Quang Bình.
Theo số liệu thống kê năm 2014 Agirbank huyện Quang Bình đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể như: Tổng dư nợ ước đạt 152 tỷ đồng tăng so với đầu năm 2014 là 12 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8.5 %. Trong đó cho vay theo Nghị quyết 47 của HĐND tỉnh là: 2,2 tỷ đồng gồm 22 hộ; dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn ước đạt 137 tỷ đồng chiếm 90% tổ dư nợ; doanh số cho vay trên 100 tỷ đồng/1.725 lươt hộ. Có thể nói, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nguồn vốn tín dụng cũng cần được gìn giữ, vì nó là huyết mạch của cuộc sống, của nền kinh tế, từ những đồng vốn này mà người nghèo thoát nghèo. Mặt khác, nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nhân dân và cán bộ các xã xây dựng Nông thôn mới theo các mục đích khác nhau như: xây, sửa chữa nhà; mua sắm dồ dùng sinh hoạt; cải tạo vườn tược... đã nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, quy mô sản xuất được mở rộng mang tính hàng hóa góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đặc biệt, ngân hàng đã đầu tư vốn tín dụng cho các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có tính khả thi cao. các mô hình này đã phát huy hiệu quả kinh tế từ đó đã tạo ra các mô hình mẫu để nhân dân học hỏi và làm theo. Tuy nhiên, để nguồn vốn luôn phát huy hiệu quả, Ban lãnh đạo Agribank Quang Bình đã luôn bán sát chỉ đạo, điều hành sát sao. Nguồn vốn tín dụng đã giúp người dân địa phương có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vươn tới một tương lai có nhiều triển vọng tốt đẹp hơn. Anh Chiến, cán bộ Phòng Tín dụng cho biết: Để tạo thuận lợi cho người dân vay vốnkhi có nhu cầu, cán bộ Phòng Tín dụng đã không quản ngại khó khăn, thường xuyên bám sát địa bàn, trực tiếp thẩm định và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của bà con theo đúng quy trình cho vay. Đồng thời, tích cực cập nhật thông tin về khách hàng cũng như giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để từ đó tư vấn cho bà con cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Với nguồn vốn vay ngân hàng, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô trang trại điển hình như: Hộ ông Hoàng Văn Phổ, xã Xuân Giang đầu tư mô hình cá bỗng sinh sản cung cấp cho các hộ trong huyện; ông Vụ, ông Thoi, xã Vĩ Thượng, đầu tư chăn nuôi hươu hàng hóa và lấy nhung theo mô hình tập trung... Đến thăm mô hình nuôi ếch của anh Tải Văn Lý, thôn My Bắc (xã Tân Bắc), anh tâm sự: Trước kia gia đình anh không có vốn chỉ giám chăn nuôi nhỏ lẻ, được NHNo&PTNT huyện cho vay với số vốn 50 triệu đồng, gia đình anh đã đầu tư phát triển quy mô theo tính hàng hóa, hiện nay mô hình nuôi ếch của gia đình anh cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng trong tỉnh, ngoài tỉnh và nuôi ếch sinh sản để bán cho các mô hình khác. Qua đó, thu nhập của gia đình anh sau khi trừ các khoản chi phí cũng thu về 100-120 triệu đồng/năm.
Ông Triệu Văn Hà, Giám đốc Phòng Giao dịch Agribank huyện cho biết: “Yêu cầu hoạt động tín dụng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và số lượng, nên bản thân mỗi cán bộ tín dụng của Chi nhánh đều phải cố gắng trao đổi kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời yêu cầu của công việc của cấp trên giao phó. Điều quan trọng nhất với chúng tôi là chất lượng đồng vốn người dân sử dụng phát huy được hiệu quả. Trong thời gian tới, Chi nhánh Agirbank huyện Quang Bình sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục làm tốt chính sách đầu tư tín dụng, đặc biệt là tín dụng nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển và xây dựng một Agirbank gần gũi mà chuyên nghiệp, truyền thống mà hiện đại, xứng đáng là người bạn đồng hành với nông nghiệp, nông dân và nông thôn”.
Ý kiến bạn đọc