Mèo Vạc chú trọng nguồn thức ăn và phòng, chống rét cho đàn gia súc

07:12, 05/11/2014

HGĐT- Mùa Đông đến là thời điểm gia súc dễ bị suy kiệt, giảm sức đề kháng dẫn đến chết do đói và rét. Vì thế, những năm qua, công tác chăn nuôi của huyện Mèo Vạc luôn được chú trọng. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc khi mùa khô đến, ngành Nông nghiệp huyện đang tích cực triển khai nhiều biện pháp chống đói, rét cho đàn gia súc, bảo đảm cho gia súc khỏe mạnh và phát triển tốt.



Đàn bò nhà chị Sùng Thị Mai luôn được đảm bảo nguồn thức ăn bằng cỏ và tinh bột vào mùa Đông.


Là huyện vùng cao núi đá, nên việc lựa chọn con giống sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương luôn được đặc biệt quan tâm. Những năm trước việc phát triển chăn nuôi gia súc của huyện chỉ theo hướng tự phát, quy mô chuồng trại nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Vài năm trở lại đây, người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn với số lượng đàn từ 3 - 5 con trâu, bò. Nhờ đó, chất lượng đời sống và thu nhập của nhiều gia đình được cải thiện và nâng lên. Để đàn trâu, bò phát triển ổn định, ngoài việc trồng cỏ, tận dụng những nguồn thức ăn sẵn có; bà con đã biết ý thức hơn trong việc dự trữ nguồn thức ăn chăn nuôi, đặc biệt khi bước vào mùa khô. Theo số liệu thống kê, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện Mèo Vạc là trên 79 nghìn con. Trong đó, đàn bò gần 26 nghìn con, đàn trâu trên 3 nghìn con. Xác định mùa khô đến, đồng thời cũng là mùa Đông; nguồn thức ăn tự nhiên sẽ khan hiếm kèm theo nhiệt độ xuống thấp nên đàn gia súc nói chung
và đàn trâu, bò nói riêng thường bị giảm sút sức đề kháng. Để chống đói cho gia súc, ngay từ đầu mùa khô năm 2014, huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tích cực triển khai nhiều biện pháp dự trữ thức ăn theo hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.


Chị Sùng Thị Mai, thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi (Mèo Vạc) cho biết: Mỗi con trâu, bò trị giá hơn 10 triệu đồng, nếu không chăm sóc cẩn thận thì sẽ bị mất trắng. Vì vậy gia đình tôi luôn đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn trâu, bò bằng cỏ và cho ăn thêm thức ăn tinh bột để tăng thêm sức đề kháng. Vào mùa Đông, thường có những đợt rét đậm, rét hại; do vậy, tôi thường tận dụng cây cỏ dư thừa để ủ chua làm thức ăn dự trữ, che chắn chuồng trại cẩn thận tránh gió lùa, mưa rét nên những năm qua nhà tôi không có trâu, bò nào bị chết.


Trao đổi với chúng tôi: Ông Vũ Đình Trọng, Phó Trưởng phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Mèo Vạc cho biết: Để chủ động trong công tác phòng, chống đói, rét cho trâu, bò; UBND huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo Phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc. Phòng đã chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân, hộ chăn nuôi vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh, che chắn chuồng đảm bảo đủ ấm, hướng dẫn bà con dự trữ thức ăn. Đồng thời, Phòng cũng chỉ đạo các xã, thị trấn ký cam kết về việc thực hiện công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc đến toàn thể nhân dân. Ngoài ra, phòng còn tăng cường cán bộ kỹ thuật về cơ sở hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân che, chắn lại chuồng trại; ủ chua cỏ; bổ sung thêm thức ăn tinh và các chất khoáng vào khẩu phần ăn để đảm bảo sức đề kháng cho gia súc. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh trong mùa Đông, nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc được nâng lên.


Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền cùng với sự chuẩn bị chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc sớm và kỹ lưỡng ngay từ bây giờ của người dân, tin tưởng rằng, những biện pháp đã và đang triển khai đàn gia súc ở huyện Mèo Vạc có thể yên tâm vượt qua mùa Đông năm nay.


Văn Quân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quang Bình, Bắc Mê tổng kết sản xuất nông lâm nghiệp năm 2014
HGĐT- Vừa qua, UBND huyện Quang Bình tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đến dự có các đồng chí: Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy; Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, UBND, HĐND; UBND 15 xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị của huyện.
31/10/2014
Nhìn từ Chương trình sản xuất cây lương thực hàng hóa
HGĐT- Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đến nay, tổng diện tích lúa, ngô hàng hóa thực hiện được trên 62 nghìn ha, sản lượng đạt trên 207 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập gần 420 tỷ đồng. Bên cạnh giá trị kinh tế, việc sản xuất lúa, ngô hàng hóa đã và đang tạo sự thay đổi lớn về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và người nông dân.
30/10/2014
Nâng cao giá trị sản phẩm các làng nghề
HGĐT- Nhằm động viên, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công; trong năm 2014, nhờ nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia và địa phương, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương (KCXTCT), thuộc Sở Công thương đã lập kế hoạch, rà soát các cơ sở sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn, đặc biệt
29/10/2014
Chống thất thu ngân sách từ hoạt động kiểm tra sau thông quan
HGĐT- Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) - Cục Hải quan Hà Giang đã tiến hành 6 cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, trong đó 5 cuộc đã hoàn thành, 1 cuộc đang thực hiện. Kết quả đánh giá 5 cuộc hoàn thành cho thấy, có 3 doanh nghiệp không sai phạm, 2 doanh nghiệp phát hiện sai phạm với số tiền thu nộp ngân sách trên 3,8 tỷ đồng.
29/10/2014