Tổng kết Mô hình thâm canh lúa thuần HT9

15:01, 07/10/2014

HGĐT- Sáng 7.10, tại xã Tiên Yên (Quang Bình), Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Quang Bình tổ chức Hội nghị tổng kết Mô hình thâm canh lúa thuần HT9. Dự có đại diện Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam (đơn vị hỗ trợ thực hiện mô hình); lãnh đạo huyện Quang Bình, xã Tiên Yên và đông đảo các hộ dân tham gia mô hình.



Đông đảo bà con, nhân dân và các đơn vị hỗ trợ thực hiện mô hình chứng kiến gặt năng suất lúa.


Mô hình thâm canh lúa thuần HT9 được thực hiện tại thôn Yên Trung, xã Tiên Yên trên diện tích 20ha, với 85 hộ dân tham gia. Mô hình được Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông hỗ trợ 100% giá giống, 50% giá phân bón (đây là Mô hình thuộc Dự án xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất lúa ở các tỉnh miền núi phía Bắc). Với những ưu điểm như: Ngắn ngày, năng suất, chất lượng hơn các giống lúa khác trồng trên địa bàn. Sau 105 – 115 ngày gieo trồng, mặc dù gặp bất lợi về thời tiết, ngập úng do hoàn lưu bão số 2, tuy nhiên sau khi gặt giống lúa thuần HT9 vẫn cho năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha (tương đương năng suất các giống lúa lai) đã cho thấy giống lúa này khá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Quang Bình. Là huyện trọng điểm về sản xuất lúa của tỉnh, vì vậy trong những vụ tiếp theo, giống lúa HT9 sẽ tiếp tục được huyện Quang Bình thử nghiệm trên những chân đất, thời vụ khác nhau để có thể đưa vào sản xuất đại trà với năng suất cao nhất.


Duy Tuấn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phong Quang, nhiều nỗ lực đảm bảo năng suất lúa Hè – thu
HGĐT- Thời điểm này, người dân xã Phong Quang (Vị Xuyên) đang tích cực thu hoạch lúa Hè - thu. So với năng suất bình quân của những năm trước thì năng suất năm nay vẫn giữ mức ổn định, nhưng nếu so với toàn huyện Vị Xuyên hoặc các huyện lân cận thì năng suất này vẫn còn thấp. Tuy nhiên với điều kiện thực tế ở một vùng đất còn nhiều khó khăn như Phong Quang, năng suất cây lúa
30/09/2014
Mất cân đối nghiêm trọng trong trồng và khai thác rừng
HGĐT- Qua khảo sát sơ bộ, trên địa bàn tỉnh hiện có hàng trăm cơ sở thu mua, chế biến gỗ. Bình quân, 1 xưởng làm ván bóc mỗi tháng thu mua, chế biến trên 300 m3 gỗ. Mỗi tháng, các cơ sở trên thu mua, chế biến trên dưới 3.000 m3 gỗ, tương đương khoảng 550- 600 ha rừng trồng. Trên thực tế, trồng 1 ha rừng phải mất ít nhất 6 năm trở lên mới cho thu hoạch (nếu trồng cây Keo). Cứ
30/09/2014
Liên kết “4 nhà” trong sản xuất - nhìn từ Chương trình trồng chanh leo
HGĐT- Năm 2014, tỉnh ta triển khai chương trình thí điểm phát triển cây chanh leo tại các huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình. Sau 6 tháng, cây chanh leo được trồng đảm bảo kế hoạch về diện tích, sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp người dân có thêm thu nhập và mở ra cơ hội phát triển sản xuất hàng hóa cho các địa phương. Có được kết quả đó là nhờ
27/09/2014
Nhiều mô hình kinh tế ở Ngọc Linh phát huy hiệu quả
HGĐT- Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Đến nay, đã có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực góp phần nâng cao đời sống
27/09/2014