Từ nhà máy thủy điện bỏ hoang thành công trình cấp nước sinh hoạt hiệu quả

09:44, 27/09/2014

HGĐT- Xuân Giang là xã vùng thấp, cửa ngõ phía Nam huyện Quang Bình; có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH, nhất là sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi. Với điều kiện đất đai, khe suối thuận lợi, năm 1998 xã được Nhà nước đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng Nhà máy Thủy điện Ma Chì tại thôn Quyền, gồm 2 Tổ máy phát điện, công suất mỗi Tổ 44 KW, cung cấp điện cho dân cư thôn Trung, thôn Kiêu và khu Trung tâm xã Xuân Giang. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn hoạt động, không biết lý do gì nhà máy dừng vận hành và hiện tại chỉ còn lại... đống sắt vụn.


Nhận thấy việc bỏ hoang một công trình với nguồn vốn nhiều tỷ đồng là rất lãng phí, không những thế, để chặn dòng, xây dựng được đập nước đầu nguồn làm thủy điện tiêu tốn rất nhiều tiền của của Nhà nước, công sức của nhân dân; UBND huyện Quang Bình chủ trương đầu tư cải tạo, xây dựng công trình cấp nước sạch sinh hoạt cho bà con từ nguồn nước vào Nhà máy Thủy điện Ma Chì. Công trình được xây dựng từ năm 2007, với tổng kinh phí đầu tư nhiều tỷ đồng trên địa bàn thôn Quyền - nơi có đông bà con sinh sống, trước đây phần lớn chỉ quen dùng nước sông, suối. Vì thế vào mùa mưa bão, nguồn nước không đảm bảo, những gia đình có điều kiện thì thuê đào giếng... (tuy nhiên, vào mùa khô hạn, nước giếng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu). Bên cạnh đó là tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh, các loại dịch bệnh trong vùng phát triển, đời sống nhân dân rất khó khăn.



Nguồn nước vào tại Nhà máy Thủy điện Ma Chì được chứa trong các bể lớn xử lý trước khi đưa vào sử dụng.                                          

Kể từ khi Dự án đầu tư công trình cấp nước sạch ở xã Xuân Giang được triển khai đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất và sinh hoạt của bà con nơi đây.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Hoàng Xuân Đích, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Giang cho biết: “Khi có nước sạch từ nguồn vào của Nhà máy Thủy điện Ma Chì, người dân thôn Quyền, thôn Trung, thôn Mới, thôn Chang, thôn Tịnh của xã đã có nguồn nước sạch sử dụng, từng bước cải thiện đời sống; vấn đề vệ sinh nguồn nước được đảm bảo, luôn cung ứng đủ nhu cầu sử dụng, sinh hoạt, sức lao động của người dân được giải phóng do không phải mất công đi gánh nước, bà con rất phấn khởi. Tuy nhiên, để sử dụng tốt, Nhà nước cần quan tâm việc khử chua nguồn nước...”.


 
Đến thăm gia đình chị Hoàng Thị Xe ở thôn Mới, một trong những hộ được sử dụng nguồn nước sạch, chị phấn khởi: Từ năm 2003, khu vực này rất thiếu nước, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp trên đã đầu tư xây dựng công trình nước sạch từ Ma Chì về, đến nay người dân đã có nguồn nước sạch để sử dụng, đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày cũng như lâu dài, chúng tôi rất yên tâm...


Song, việc quản lý và tu sửa, bảo trì công trình vẫn còn những hạn chế, bất cập trong việc thu tiền nước sinh hoạt của người dân, bà con tự đục đường ống dẫn nước sinh hoạt vào ruộng, ao. Tổ quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tại xã được thành lập nhưng hoạt động còn những bất cập nên chưa phát huy được hết hiệu quả...


Để nâng cao chất lượng quản lý, vận hành, sử dụng công trình nước sinh hoạt trên địa bàn xã, theo chúng tôi cần có các giải pháp phù hợp hơn như: Lắp đặt đồng hồ đo nước, có cơ chế quản lý chặt chẽ... Đồng thời, chính quyền xã phải thường xuyên tăng cường tuyên truyền, vận động; công khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và thu hút sự tham gia tự giác, hiệu quả của người dân trong bảo vệ, khai thác...


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên kết “4 nhà” trong sản xuất - nhìn từ Chương trình trồng chanh leo
HGĐT- Năm 2014, tỉnh ta triển khai chương trình thí điểm phát triển cây chanh leo tại các huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình. Sau 6 tháng, cây chanh leo được trồng đảm bảo kế hoạch về diện tích, sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp người dân có thêm thu nhập và mở ra cơ hội phát triển sản xuất hàng hóa cho các địa phương. Có được kết quả đó là nhờ
27/09/2014
Nhiều mô hình kinh tế ở Ngọc Linh phát huy hiệu quả
HGĐT- Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Đến nay, đã có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực góp phần nâng cao đời sống
27/09/2014
Trao xe đạp phát điện cho các hộ nghèo tại thành phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên
HGĐT- Thừa ủy quyền của UBND tỉnh, trong 2 ngày 25-26.9, Công ty Điện lực Hà Giang tổ chức trao 20 chiếc xe đạp phát điện cho 20 hộ của 2 thôn Khuổi Lịa, xã Phương Độ (TPHG) và thôn Hoàng Lì Pả, xã Minh Tân (Vị Xuyên).
26/09/2014
Sơ kết Chương trình phát triển công nghiệp thủy điện, khai khoáng và chế biến
HGĐT - Ngày 24.9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình phát triển công nghiệp thủy điện, khai khoáng và chế biến. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành, huyện...
25/09/2014