Phong Quang, nhiều nỗ lực đảm bảo năng suất lúa Hè – thu

17:21, 30/09/2014

HGĐT- Thời điểm này, người dân xã Phong Quang (Vị Xuyên) đang tích cực thu hoạch lúa Hè - thu. So với năng suất bình quân của những năm trước thì năng suất năm nay vẫn giữ mức ổn định, nhưng nếu so với toàn huyện Vị Xuyên hoặc các huyện lân cận thì năng suất này vẫn còn thấp. Tuy nhiên với điều kiện thực tế ở một vùng đất còn nhiều khó khăn như Phong Quang, năng suất cây lúa vụ Hè - thu ước đạt 54 tạ/ha đã duy trì được ổn định của những năm trước. Đó là kết quả cho sự nỗ lực khắc phục khó khăn với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và phòng trừ sâu bệnh của nhân dân xã Phong Quang.


Toàn xã hiện có tổng diện tích 86ha lúa nay đã thu hoạch được gần 50% diện tích lúa. Cho đến nay, theo thống kê của cán bộ Khuyến nông xã thì năng suất lúa vụ Hè – thu ước đạt 54 tạ/ha. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 4,6ha lúa tập trung tại 3 thôn là Lùng Càng, Bản Mán, Lùng Châu năng suất chỉ đạt khoảng 40 tạ/ha. Chị Nguyễn Thị Vỹ, cán bộ khuyến nông xã cho biết, nguyên nhân năng suất lúa toàn xã chưa cao chủ yếu là do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và tình trạng sâu bệnh bùng phát nhiều ảnh hưởng đến năng suất của lúa Hè - thu năm nay. Trong nhiều năm qua, tình trạng hạn hán, thiên tai và sâu bệnh gây hại xảy ra thường xuyên trên cánh đồng lúa xã Phong Quang. Bước vào đầu vụ Hè - thu năm nay, số diện tích lúa mới cấy tại nhiều thôn trong xã bị thiếu nước nên cây lúa sinh trưởng và phát triển kém. Nguyên nhân thiếu nước là do xã chỉ có một ngầm nước lớn ở thôn Lùng Càng đáp ứng nước sinh hoạt cho người dân và cung cấp việc tưới tiêu cho diện tích cây hoa màu cho thôn. Còn các ngầm nước khác thường xuyên bị khô hạn trong mùa khô nên việc trồng lúa tại các thôn khác trở nên khó khăn. Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường thay đổi làm cho lưu lượng nước của các mạch ngầm ngày càng giảm đi vì thế chỉ đáp ứng đủ nước cho khoảng 30ha trong tổng số diện tích 46ha lúa ở thôn Lùng Càng. Trong khi đó, Lùng Càng là thôn có diện tích lúa vụ Hè - thu nhiều nhất xã ,chiếm hơn 50% diện tích lúa của toàn xã nên với tình trạng hạn hán xảy ra hàng năm như thế thì sẽ gây ảnh hưởng lớn cho việc canh tác, gieo trồng của người dân.



Thôn Lùng Càng (Phong Quang) thu hoạch lúa hè - thu.


Ngoài ra trong vụ hè - thu năm nay, toàn bộ lúa của xã còn phải hứng chịu đợt sâu cuốn lá nhỏ bùng phát khi lúa đang thời kỳ đẻ nhánh. Trong đó diện tích lúa tại 3 thôn Lùng Càng, Bản Mán và Lùng Châu bị gây hại nặng nề nhất. Cấp ủy, chính quyền xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cùng người dân đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để phòng trừ như dùng tay tre đập vỡ tổ sâu, phun thuốc theo 4 đúng: Đúng liều lượng, đúng lúc, đúng thuốc và đúng cách. Đồng thời, hướng dẫn người dân bón phân hợp lý để cây lúa phát triển bình thường. Theo bà con cho biết, ngoài điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thì tình trạng sâu bệnh gây hại lúa vẫn xảy ra thường niên. Thế nên điều cần thiết để phát triển nền nông nghiệp lúa nước đối với xã Phong Quang bây giờ và sau này là cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng trừ sâu bệnh ở cây lúa. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt qua các công đoạn cải tạo đất như làm cỏ, bón vôi và phân cân đối, kịp thời sau mỗi mùa vụ gieo trồng, đưa các loại giống lúa mới có năng suất cao có tính kháng bệnh tốt nhưng phải thích hợp với đất đai và điều kiện khí hậu ở đây. Bên cạnh đó, cán bộ khuyến nông phải thường xuyên bám sát cơ sở nắm bắt tình hình sâu bệnh để phòng trừ kịp thời.


Với nỗ lực khắc phục khó khăn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã, mùa lúa Hè - thu năm nay thu hoạch năng suất vẫn đảm bảo cho cuộc sống người dân trong xã. Tuy nhiên, trong những tới, cấp ủy, chính quyền xã Phong Quang cần tăng cường đẩy mạnh hơn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời chủ động trong công tác phòng, chống sâu bệnh hại lúa để tăng năng suất, sản lượng lúa vụ mùa tiếp theo đáp ứng nhu cầu tốt hơn cuộc sống cho người dân.


VĂN LONG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mất cân đối nghiêm trọng trong trồng và khai thác rừng
HGĐT- Qua khảo sát sơ bộ, trên địa bàn tỉnh hiện có hàng trăm cơ sở thu mua, chế biến gỗ. Bình quân, 1 xưởng làm ván bóc mỗi tháng thu mua, chế biến trên 300 m3 gỗ. Mỗi tháng, các cơ sở trên thu mua, chế biến trên dưới 3.000 m3 gỗ, tương đương khoảng 550- 600 ha rừng trồng. Trên thực tế, trồng 1 ha rừng phải mất ít nhất 6 năm trở lên mới cho thu hoạch (nếu trồng cây Keo). Cứ
30/09/2014
Từ nhà máy thủy điện bỏ hoang thành công trình cấp nước sinh hoạt hiệu quả
HGĐT- Xuân Giang là xã vùng thấp, cửa ngõ phía Nam huyện Quang Bình; có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH, nhất là sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi. Với điều kiện đất đai, khe suối thuận lợi, năm 1998 xã được Nhà nước đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng Nhà máy Thủy điện Ma Chì tại thôn Quyền, gồm 2 Tổ máy phát điện, công suất mỗi Tổ 44 KW, cung cấp điện cho dân cư thôn
27/09/2014
Nhiều mô hình kinh tế ở Ngọc Linh phát huy hiệu quả
HGĐT- Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Đến nay, đã có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực góp phần nâng cao đời sống
27/09/2014
Liên kết “4 nhà” trong sản xuất - nhìn từ Chương trình trồng chanh leo
HGĐT- Năm 2014, tỉnh ta triển khai chương trình thí điểm phát triển cây chanh leo tại các huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình. Sau 6 tháng, cây chanh leo được trồng đảm bảo kế hoạch về diện tích, sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp người dân có thêm thu nhập và mở ra cơ hội phát triển sản xuất hàng hóa cho các địa phương. Có được kết quả đó là nhờ
27/09/2014