Nơi cây ngô “tìm” đất ruộng

08:28, 14/08/2014

HGĐT- Lỡ hẹn mãi với Bí thư Đảng ủy xã Yên Phong (Bắc Mê) Nguyễn Hồng Khanh rồi có dịp về thôn Thum Khun xem bà con chuyển đổi mùa vụ. Đã 5 năm, từ ngày cây ngô biết... “tìm” đất ruộng để xanh tốt thì cái nghèo đói bắt đầu theo nhau bỏ đi hết, để lại giữa vùng rừng núi này một cuộc sống mới đủ đầy hơn.


Thôn Thum Khun cách trung tâm xã Yên Phong chỉ vài km, là địa bàn cư trú của 43 hộ đồng bào dân tộc Dao. Trước đây, cũng giống như những bản làng lưng chừng núi khác, Thum Khun heo hút, hoang vu vì đường giao thông cách trở, đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt tập quán canh tác bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, không theo khung mùa vụ... càng khiến khoảng cách về đời sống của người dân Thum Khun ngày càng xa hơn với các thôn, bản tiến bộ khác. Nhận thấy sự cần thiết phải làm một cuộc “cách mạng” trong sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây, Đảng bộ, chính quyền xã Yên Phong đã phối hợp với ngành chuyên môn đưa các loại giống cây trồng năng suất cao vào sản xuất, chuyển đổi mùa vụ, đưa cây ngô xuống ruộng để tăng hệ số sử dụng đất. Những thửa ruộng nằm dài đầy cỏ mọc chờ đến vụ lúa mùa trước đây đã được phủ xanh bởi những ruộng ngô, lạc Xuân tươi tốt, những diện tích không chủ động về nguồn nước cũng được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác cho thu nhập cao hơn.



Cây ngô lai xuống ruộng: Bước chuyển đổi mùa vụ đột phá ở Thum Khun.


Anh Bồn Văn Ngan kể: “Nhà tôi chỉ trồng được gần 1 ha ngô, nuôi 2 con trâu, 3 con bò, 5 con dê; được Nhà nước hỗ trợ một phần phân bón và giống ngô lai. Trước đây, sau vụ Mùa, thanh niên trong làng chỉ ở nhà chơi, uống rượu, nay thì nhiều việc lắm. Đưa cây ngô, cây đậu Xuân xuống ruộng để ruộng không bị bỏ hoang, lại thêm cả chăn nuôi gia súc. Giờ không lo thiếu đói nữa rồi...”.


Toàn thôn hiện có gần 20 ha ngô và hơn một nửa trong đó là cây ngô lai xuống ruộng cho năng suất cao. Bên cạnh đó, người dân Thum Khun còn tận dụng diện tích trồng cỏ để phát triển chăn nuôi trâu, bò nhốt với trên 150 con; nhiều hộ gia đình có trên 5 con trâu, bò và hàng chục con dê. Đặc biệt, đàn gia súc ở Thum Khun đã được giải phóng sức kéo để chăn nuôi theo hướng hàng hóa khi cả thôn có trên 20 chiếc máy cày phục vụ cho chương trình cơ giới hóa nông nghiệp.


Trưởng thôn Thum Khun, Lý Quang Lèn cho biết: “Việc chuyển đổi mùa vụ được triển khai thực hiện từ mấy năm trước, nhưng thực sự chuyển biến rõ nét từ vài năm trở lại đây. Chính cây ngô xuống ruộng và việc gieo cấy lúa Mùa đúng khung thời vụ mang lại hiệu quả đã làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác lạc hậu lâu nay của người dân. Từ việc thay đổi nhận thức, hướng đến sản xuất hàng hóa, có thêm nguồn thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân cũng đang từng bước được nâng lên. Các vấn đề về văn hóa, y tế, giáo dục... đều có bước chuyển biến rõ nét”.


Trước đây, Thum Khun nói riêng và cả Bắc Mê nói chung vẫn được nhắc đến là địa phương có phương thức sản xuất trì trệ, lạc hậu, chậm chuyển đổi mùa vụ, không thể phủ nhận đến thời điểm hiện tại, vẫn còn một số thôn, bản vùng sâu, vùng xa duy trì nếp sản xuất cũ, nhưng nông nghiệp Bắc Mê đã có những gam màu tươi sáng khi huyện chỉ đạo đồng bộ tất cả các xã vào cuộc quyết liệt thực hiện chuyển đổi mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh, tập trung sản xuất theo hướng hàng hóa. Đã có nhiều mô hình hiệu quả, những cách làm hay được đánh giá, tổng kết và nhân rộng. Đối với xã Yên Phong, một xã được chọn làm xã điểm trong chương trình xây dựng Nông thôn mới của huyện, cùng với các mô hình kinh tế chuyên canh như: Rau, dưa ở thôn Nà Vuồng; ngô hàng hóa ở Bản Đuốc; thâm canh lúa ở Bản Lầng, Bản Tắn; chăn nuôi trâu bò nhốt ở Phiêng Xa... thì Thum Khun cũng đang góp sức mình làm nên diện mạo mới cho xã điểm này.


Bí thư Đảng ủy Nguyễn Hồng Khanh chia sẻ thông tin trên đường chúng tôi về xã: Sắp tới, Yên Phong sẽ tổ chức hội nghị giao ban thôn định kỳ tại Thum Khun, cho Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và khuyến nông viên các thôn vào tham quan cách làm của Thum Khun trong chuyển đổi mùa vụ và tận dụng lợi thế để phát triển chăn nuôi. Muốn xây dựng nông thôn mới thành công, chúng tôi đang nỗ lực để giúp người dân thay đổi cuộc sống của chính mình.


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên minh HTX tỉnh triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
HGĐT- Sáng 30.7, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2014; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và công bố các Quyết định của UBND tỉnh.
30/07/2014
Ở nơi cơn lũ đi qua
HGĐT- Đợt mưa lũ đêm 20, ngày 21.7 vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp tại 2 huyện Bắc Quang, Quang Bình. Hàng ngàn ha ruộng vườn bị thiệt hại nặng trong lũ khó khắc phục… Đến nay, đã hơn 1 tuần cơn lũ đi qua, đồng bào vùng “ rốn lũ” đang rất cần sự hỗ trợ kịp thời để khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Rất cần sự hỗ trợ tích cực để đồng bào vượt
29/07/2014
Hoàng Su Phì tập trung chăm sóc cây trồng
HGĐT- Tính đến nay, huyện Hoàng Su Phì cơ bản đã hoàn thành gieo cấy vụ Mùa năm 2014. Phần lớn diện tích đang ở thời điểm bén rễ hồi xanh và bước vào thời kỳ đẻ nhánh, các loại cây trồng khác sinh trưởng, phát triển tốt. Ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tập trung vận động, hướng dẫn nông dân tích cực chăm bón, làm cỏ, phòng, trừ sâu bệnh gây hại để diện
13/08/2014
Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa ở Vị Xuyên
HGĐT- Thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường vẫn luôn là một trong những điều kiện tốt cho nhiều loại sâu bệnh hại lúa (SBHL). Vừa qua, trên địa bàn huyện Vị Xuyên, diện tích lúa vụ Mùa đang trong thời kỳ đẻ nhánh đã xuất hiện một số loại SBHL như: Sâu cuốn lá nhỏ (SCLN), bệnh bạc lá, đốm sọc... Trong đó SCLN xuất hiện nhiều và phát triển nhanh gây hại cho lúa tại nhiều xã
13/08/2014