Ngành Thú y chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

07:59, 21/08/2014

HGĐT- Hiện nay, tình hình thời tiết đang diễn biến phức tạp, điều này sẽ khiến cho sức đề kháng của vật nuôi giảm và là điều kiện tốt cho các loại dịch bệnh phát triển trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H1N1, H5N1; dịch lở mồm long móng (LMLM), tụ huyết trùng (THT) ở trâu, bò, lợn. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) nhằm đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi đang được ngành Thú y tích cực triển khai.



Lực lượng thú y viên tiêm phòng cho đàn gia súc tại thôn Nà Thác, xã Phương Độ, TP Hà Giang.


Theo thống kê của Chi cục Thú y, toàn tỉnh hiện có 264.136 con trâu, bò; 489.467 con lợn và gần 3 triệu con gia cầm. Để đảm bảo cho người chăn nuôi phát triển bền vững, ngay từ những tháng đầu năm, lực lượng Thú y các huyện, thành phố đã và đang phối hợp với các cấp, ngành chức năng triển khai nhiều biện pháp PCDB như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân; chủ động kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, xét nghiệm các mẫu gia súc, gia cầm để chủ động đề ra các biện pháp phòng, tránh; duy trì, củng cố công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật; quản lý thuốc thú y, vắc-xin; vận động nhân dân không sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc. Cùng với đó, công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng được chú trọng; các địa phương đã tổ chức phun được 8.546 lít hóa chất cho 99.734 hộ của 195 xã, phường, thị trấn, diện tích phun ước đạt trên 10 triệu m2.


Đồng chí Ma Quốc Trưởng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1 tại huyện Vị Xuyên và Tp Hà Giang nhưng đã được khống chế, ngăn chặn kịp thời, không bùng phát trên diện rộng. Nhưng hiện nay, do thời tiết thất thường, nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm vẫn rất cao. Các bệnh này đều do vi-rút gây ra, chúng tồn tại trong không khí, nếu như các biện pháp phòng, chống không tốt, bệnh có thể xuất hiện rất nhanh. Bên cạnh đó, nhận thức của không ít hộ chăn nuôi còn hạn chế, công tác PCDB chưa được người dân quan tâm, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng ít. Thậm chí, có hộ chăn nuôi chưa tiêm phòng triệt để, còn để chuồng trại bẩn; mua giống gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi đàn vật nuôi bị bệnh, các hộ này không báo cơ quan chức năng... khiến cho công tác PCDB trở nên khó khăn hơn.


Trong kế hoạch triển khai tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi đợt I năm 2014 tại 11 huyện, thành phố, Chi cục Thú y tỉnh đã thành lập các tổ kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Tính đến nay, toàn tỉnh đã tiêm phòng được 965.924 liều vắc-xin các loại, trong đó tiêm phòng cho đại gia súc 529.997 liều (Nhiệt thán: 97.400 liều; THT trâu, bò: 193.131 liều; LMLM 239.466 liều); tiêm phòng cho tiểu gia súc 311.575 liều (THT lợn: 194.723 liều, dịch tả lợn: 116.852 liều)... Cùng với đó, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y được đẩy mạnh. Toàn tỉnh đã kiểm soát giết mổ đối với 472 con trâu, bò; 25.354 con lợn và trên 1.700 con gia cầm.


Cũng theo ông Trưởng, mặc dù vậy, từ đầu năm đến nay, các loại dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là dịch cúm gia cầm H5N1 và THT ở đàn gia súc đã được kiểm soát. Có được kết quả này là do ngành Thú y đã phối hợp cùng với các địa phương chủ động xây dựng, thực hiện tốt kế hoạch PCDB trên đàn vật nuôi, nhất là chủ động phòng bệnh bằng vắc-xin; phát động các chiến dịch vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, vùng có nguy cơ cao; tăng cường ngăn chặn buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm nhập lậu xâm nhập vào địa bàn. Tuy nhiên trong thời gian tới, đặc biệt những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu, đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động, do vậy dịch bệnh rất dễ xảy ra. Người chăn nuôi cần tích cực, chủ động triển khai các biện pháp vệ sinh, phòng dịch, thường xuyên thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo tiêm phòng triệt để cho đàn vật nuôi. Lực lượng Thú y và chính quyền địa phương cần thường xuyên quản lý, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi khi có dấu hiệu dịch bệnh, thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng để có những biện pháp xử lý.


Để công tác PCDB cho vật nuôi, nhất là từ giờ đến cuối năm có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, ngành thì trên hết vẫn là ý thức của mỗi người dân, tính tự giác, chấp hành của người chăn nuôi. Có như vậy dịch bệnh mới được kiểm soát và xử lý kịp thời.


Tiến Lâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vị Xuyên tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu
HGĐT- Vị Xuyên là huyện được đánh giá có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, đã và đang tập trung vào các chương trình, dự án nông - lâm nghiệp cùng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển vùng cây ăn quả và các loại hình dịch vụ - du lịch... Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
21/08/2014
Bắc Quang: Nhiều xã xuất hiện sâu, bệnh hại lúa Mùa
HGĐT- Trong thời gian vừa qua, do diễn biến thời tiết phức tạp với nắng nóng và mưa, bão nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh hại lúa Mùa trên địa bàn huyện Bắc Quang phát triển.
20/08/2014
Hội nông dân huyện Hoàng Su Phì nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển kinh tế
HGĐT- Để tạo điều kiện, giúp đỡ hội viên (HV) từng bước thoát nghèo; những năm qua, cùng với đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, Hội nông dân (HND) huyện Hoàng Su Phì còn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp giúp HV phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
20/08/2014
Kỷ niệm 10 năm kinh doanh dịch vụ di động và 10 năm thành lập Chi nhánh Viettel Hà Giang
HGĐT- Sáng 19.8, Chi nhánh Viettel Hà Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm kinh doanh dịch vụ di động và 10 năm thành lập Chi nhánh Viettel Hà Giang. Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Thị Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel; lãnh đạo các sở, ban, ngành, LLVT của tỉnh. Dự lễ kỷ niệm
19/08/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.