Bắc Quang, tìm cách thoát nghèo bền vững từ Chương trình 135

08:01, 21/08/2014

HGĐT- Tính đến thời điểm này, Bắc Quang là huyện còn số xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thấp nhất so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh. Từ Chương trình đầu tư của Chính phủ về: Phát triển KT - XH các xã ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình 135), huyện Bắc Quang đã triển khai chương trình trên một cách sáng tạo, hướng đến giảm nghèo bền vững.



Với sự hỗ trợ từ Chương trình 135, nhiều gia đình ở thôn Khuổi Phạt (xã Vĩnh Hảo) quyết tâm thoát nghèo từ cây giống cam Vinh.


Hiện nay, Bắc Quang chỉ còn 4/23 xã, thị trấn ĐBKK, gồm: Đồng Tiến, Đông Thành, Đức Xuân, Thượng Bình; và 19 thôn ĐBKK, tại 10 xã thuộc khu vực I, II. Đối với các thôn, xã ĐBKK được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất; trên cơ sở định hướng lựa chọn nội dung hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân, Chương trình 135 tại huyện Bắc Quang đang “bắt rễ” trong dân, để tạo đà cho công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững.


Nhiều năm trước, khi triển khai Chương trình 135: Việc lựa chọn nội dung hỗ trợ (NDHT) phát triển sản xuất chủ yếu do người dân tự lựa chọn, dựa theo nhu cầu, lợi ích trước mắt của mình về: Phân bón, giống ngô, lúa năng suất cao hay dụng cụ lao động, sản xuất... Nhưng lựa chọn này chỉ mang tính thời vụ, giải quyết vấn đề tình thế mà không duy trì giá trị kinh tế lâu dài. Đồng thời, tạo thêm tâm lý trông chờ của người dân khi nghĩ “cứ đến vụ, Nhà nước lại hỗ trợ giống, phân bón” nên tính thụ động trong lao động, sản xuất khó có thể phá vỡ; khiến cuộc sống nghèo vẫn hoàn nghèo... Rút kinh nghiệm từ cách làm đó, năm 2014, huyện Bắc Quang đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân để lựa chọn các NDHT phát triển sản xuất, trên cơ sở có sự định hướng từ các cấp ủy, chính quyền địa phương. Điều đó không chỉ thể hiện tính dân chủ từ cơ sở mà còn phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân, để Chương trình 135 thực sự phát huy hiệu quả đầu tư của Nhà nước. Đồng thời, việc lựa chọn NDHT còn đảm bảo các yếu tố: Cây, con giống không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn mang tính chiến lược, bền vững, hướng đến hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Với thế mạnh phát triển kinh tế của từng xã, các hộ thụ hưởng Chương trình 135 đã lựa chọn: Giống lợn, dê; cây chè, cam Vinh, cam sành, mận tam hoa hay các loại phân bón cho cây trồng,... “Sự lựa chọn mang tính chiến lược này, đặc biệt là cây cam Vinh sẽ dần phá vỡ tâm lý thụ động trong lao động, sản xuất của người dân. Bởi Nhà nước chỉ hỗ trợ cây giống, còn quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, buộc người thụ hưởng phải bỏ công đầu tư, chăm sóc thì mới có thu nhập bền vững”, Trưởng Phòng Dân tộc Bắc Quang, Vũ Văn Tú chia sẻ.


Tại cuộc họp, bàn kế hoạch triển khai Chương trình 135 vừa qua, người dân 2 thôn ĐBKK của xã vùng 2 Vĩnh Hảo là Khuổi Phạt và Vật Lậu đã thống nhất lựa chọn cây cam Vinh để thoát nghèo. Bởi đây không chỉ là giống cây ghép khỏe, ít sâu, bệnh mà nhiều gia đình khác tại địa phương đã trồng thành công giống cam này, với năng suất cao, chất lượng quả tốt. Đặc biệt, cây cam Vinh còn có thể trồng ngay trên đất trồng cam sành già cỗi, để sinh trưởng, phát triển tốt khi nhiều cây trồng khác khó thích nghi. Tương tự như vậy, người dân xã Đông Thành cũng hào hứng khi được Nhà nước hỗ trợ 36 cành giống cam Vinh/hộ để phát triển kinh tế gia đình. Từ nay đến năm 2016, thông qua Chương trình 135, xã Đông Thành sẽ tiếp tục lựa chọn giống cam Vinh; để mỗi hộ thụ hưởng có ít nhất từ 100 gốc cam Vinh trở lên. Điều này không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà còn góp phần tạo thành vùng sản xuất cam hàng hóa. Khi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu huyện Bắc Quang đã chứng minh thương hiệu cam sành nức tiếng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng cam. Thêm vào đó, các thôn sẽ thành lập nhóm hộ trồng cam (trong nhóm hộ có tối đa không quá 20% hộ không phải là hộ nghèo) để hướng dẫn, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc và làm giàu từ cây cam trên chính diện tích đất của gia đình.


Sau khi nhận cành giống cam Vinh từ Chương trình 135, gia đình anh Minh Văn Thanh, thôn Khuổi Phạt (xã Vĩnh Hảo) nhanh chóng giâm cành, chăm sóc, đợi thời điểm thích hợp mới trồng. Sự quyết tâm của anh cùng nhiều hộ khác, thực sự là tín hiệu vui cho thành công sau đầu tư từ Chương trình 135: “Nhiều gia đình như chúng tôi, vì những lý do như: Neo người, thiếu đất sản xuất, chưa biết cách phát triển kinh tế, tâm lý còn trông chờ sự giúp đỡ toàn phần của Nhà nước nên không thoát khỏi cái nghèo. Nay, Nhà nước tiếp tục quan tâm, đầu tư giống cây trồng; cán bộ của huyện, xã nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc giống cam Vinh, chúng tôi phải vươn lên thoát nghèo thôi”...


THU PHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành Thú y chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi
HGĐT- Hiện nay, tình hình thời tiết đang diễn biến phức tạp, điều này sẽ khiến cho sức đề kháng của vật nuôi giảm và là điều kiện tốt cho các loại dịch bệnh phát triển trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H1N1, H5N1; dịch lở mồm long móng (LMLM), tụ huyết trùng (THT) ở trâu, bò, lợn. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) nhằm đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi
21/08/2014
Vị Xuyên tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu
HGĐT- Vị Xuyên là huyện được đánh giá có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, đã và đang tập trung vào các chương trình, dự án nông - lâm nghiệp cùng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển vùng cây ăn quả và các loại hình dịch vụ - du lịch... Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
21/08/2014
Bắc Quang: Nhiều xã xuất hiện sâu, bệnh hại lúa Mùa
HGĐT- Trong thời gian vừa qua, do diễn biến thời tiết phức tạp với nắng nóng và mưa, bão nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh hại lúa Mùa trên địa bàn huyện Bắc Quang phát triển.
20/08/2014
Hội nông dân huyện Hoàng Su Phì nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển kinh tế
HGĐT- Để tạo điều kiện, giúp đỡ hội viên (HV) từng bước thoát nghèo; những năm qua, cùng với đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, Hội nông dân (HND) huyện Hoàng Su Phì còn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp giúp HV phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
20/08/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.