Nỗ lực ngăn chặn hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại

07:52, 17/07/2014

HGĐT - Từ đầu năm đến nay, bám sát sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Giang đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp, giải pháp, kế hoạch về công tác quản lý thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ vi phạm về chất lượng hàng hoá, gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu... góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hoá của người dân. Từ những nỗ lực trên, tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại không có nhiều diễn biến phức tạp.


Với sự quyết tâm thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên địa bàn của Chi cục QLTT; tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại không có nhiều diễn biến phức tạp, chưa phát hiện đường dây, ổ nhóm lớn về buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Hoạt động buôn bán, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tân dược cơ bản được kiểm soát tốt, hạn chế thấp nhất tình trạng kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Từ đầu năm đến nay, các mặt hàng, lĩnh vực bị xử lý chủ yếu gồm: Đối với gia cầm, sản phẩm gia cầm phát hiện 11 vụ kinh doanh, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch; đối với mặt hàng xe đạp điện đã kiểm tra 8 cơ sở, phát hiện và xử lý 1 cơ sở kinh doanh hàng hóa không có nhãn phụ; đối với hoạt động sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Chi cục QLTT đã hoàn thành việc kiểm tra theo kế hoạch đối với 8 cơ sở và không phát hiện vi phạm. Đối với mặt hàng phân bón, tổ chức kiểm tra 23 vụ, xử lý 2 vụ kinh doanh phân bón nhập lậu, 2 vụ vi phạm về không có nhãn phụ, 1 vụ kinh doanh phân bón quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa. Đặc biệt đối với mặt hàng mì chính và sản phẩm sử dụng nguyên liệu mì chính, kiểm tra 98 cơ sở, xử lý 16 cơ sở vi phạm, số tiền phạt hành chính hơn 32 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm, Chi cục QLTT Hà Giang đã tiến hành kiểm tra tổng số 508 vụ, xử lý 299 vụ (giảm 247 vụ so với cùng kỳ), thu nộp Kho bạc Nhà nước 781.921.000 đồng. Ngoài các hành vi vi phạm nêu trên, trên thị trường Hà Giang còn có những vi phạm như: Kinh doanh, vận chuyển hàng hoá nhập lậu; gian lận thương mại; gian lận về định lượng hàng đóng gói sẵn; kinh doanh hàng hoá (phụ tùng xe máy) giả nhãn hiệu; kinh doanh hàng hoá vi phạm về nhãn (không có nhãn phụ, nhãn thiếu nội dung, ghi sai ngày sản xuất để gian lận thời hạn sử dụng, kinh doanh hàng hoá quá hạn sử dụng); vi phạm về kiểm dịch như kinh doanh, vận chuyển động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định, kinh doanh sản phẩm động vật không có dấu kiểm soát giết mổ; vi phạm về điều kiện trong chế biến, kinh doanh thực phẩm...

 

Để tiếp tục ngăn chặn hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại; 6 tháng cuối năm và thời gian tiếp theo, Chi cục QLTT tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động của lực lượng. Đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai trong 6 tháng cuối năm như: Công tác chống buôn lậu thuốc lá ngoại, kiểm tra mặt hàng phân bón giả, phân bón không bảo đảm chất lượng; kiểm tra mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm... Đội quản lý thị trường các huyện, thành phố tập trung tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Đặc biệt, tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ký cam kết không kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu; không sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm; không sản xuất kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng...

 

Xác định thời gian 6 tháng cuối năm là thời điểm để các đối tượng lợi dụng tiến hành các hành vi kinh doanh trái pháp luật. Hy vọng rằng với việc đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên thị trường, cùng với các biện pháp nghiệp vụ kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi trái pháp luật... thị trường Hà Giang sẽ giảm tới mức tối đa hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển kinh tế bền vững.  


AN DƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thăng trầm chuyện... nuôi nhím
HGĐT- Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này. Người dân ở Vĩnh Tuy nuôi nhím, góp phần làm “nóng” thị trường con nhím giống, và chính họ
16/07/2014
Nhân rộng “Ngân hàng bò”, thêm nhiều hộ nghèo hưởng lợi
HGĐT- Trong các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, nổi lên Dự án “Ngân hàng bò” do T.Ư Hội Chữ Thập đỏ (CTĐ) Việt Nam được triển khai, thực hiện từ năm 2010 trên địa bàn 6 huyện 30a. Từ hiệu quả thực tế, tỉnh ta triển khai kế hoạch nhân rộng Dự án “Ngân hàng bò” trên địa bàn toàn tỉnh với việc huy động nguồn lực đóng góp của toàn xã hội giúp thêm nhiều hộ nghèo có bò
16/07/2014
Quang Bình thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
HGĐT- Quang Bình là một huyện có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có 2 tuyến đường quan trọng, đó là Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 chạy qua, nối từ Quốc lộ 2 với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, có triển vọng cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản
16/07/2014
Đầu tư gần 1.450 tỷ đồng cấp điện cho 31.820 hộ dân
HGĐT - Dự án cấp điện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa có điện lưới quốc gia giai đoạn 2013-2020 vừa được UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, đến năm 2020 có 31.820 hộ dân, 576 thôn, bản được cấp điện, tổng vốn đầu tư thực hiện dự án gần 1.450 tỷ đồng.
15/07/2014