English | Tiếng Việt
Thứ 3, 28/01/2025, 12:50

Nhiều hộ dân xã Sủng Máng tăng thu nhập nhờ mô hình nuôi dê

22:18, 11/07/2014

HGĐT- Với nhiều diện tích tự nhiên đồi núi đá, xã Sủng Máng (huyện Mèo Vạc) có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi; trong đo, nuôi dê đang là hướng phát triển kinh tế mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân. Nuôi dê đã mở ra hướng đi mới cho các hộ gia đình, góp phần vào công cuộc XĐGN ở Mèo Vạc và ổn định cuộc sống cho người dân.


Để đạt hiệu quả từ mô hình này, đầu tiên người nuôi phải xác định được con giống tốt, chuồng trại phải đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ vàphòng ngừa dịch bệnh. Yêu cầu chung cho chuồng trại của dê là cần thoáng, rộng, vững chắc và nên chia từng ngăn quản lý dê đực, dê cái, dê các lứa; có đầy đủ máng ăn, máng uống, có máng để bổ sung lượng muối hàng ngày, xung quanh chuồng cần phải được che chắn để tránh gió lùa và các loại côn trùng đốt... Ngoài ra cần vệ sinh, sát trùng chuồng trại theo định kỳ, kết hợp tẩy giun sán và tiêm phòng cho dê. Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, không lệ thuộc về khâu thức ăn, người nuôi chỉ mất công tìm cỏ; chăn nuôi dê không chiếm quá nhiều diện tích đất và được khá nhiều nông dân ưa thích.



Mô hình nuôi dê tại gia đình ông Phú, đội 1, xóm Sủng Máng.


Gia đình ông Phàn Dầu Phú, ở tổ 1, xóm Sủng Máng, xã Sủng Máng chọn con dê làm vật nuôi chính từ nhiều năm trước. Sau vài năm, gia đình ông đã gây dựng được lượng dê bố mẹ để cho sinh sản, chỉ để lại thường từ 6-7 con để nuôi, số còn lại bán dê con cho bà con nuôi tại địa phương.


Hiện nay, việc nuôi dê không phải chạy theo phong trào như những năm trước đây là hộ nào cũng muốn nuôi một vài con để cải thiện bữa ăn và bán đi mua vật dụng trong nhà, mà hầu hết bà con đang nuôi dê hiện nay phần lớn là những người đã có kinh nghiệm và nuôi rất nhiều năm, xem nghề nuôi dê là nguồn thu nhập chính góp phần cho việc XĐGN cho mỗi hộ gia đình.


Qua tìm hiểu ở các hộ đang chăn nuôi, thì loài dê nuôi thịt phổ biến nhất hiện nay vẫn là dê địa phương, hay còn gọi là dê cỏ. Dê có màu lông vàng nâu hay loang đen, loang trắng. Loại này chỉ nặng chừng 30-35 kg/con. Chúng chỉ cần 6-7 tháng tuổi là đã có thể phối giống, khoảng 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa 1-3 con. Dê cỏ rất dễ nuôi, thịt của chúng lại ngon nên bà con nuôi nhiều. Dê đen mặt sọc, giống tốt, mã đẹp, tai dài, chân to với vóc dáng lớn con, nhất là dê bông chén, được xếp đứng đầu bảng. Có thể nuôi dê theo hình thức chăn thả hoặc nuôi nhốt trong chuồng, chúng ít bệnh tật mà lại mắn đẻ nên đàn dê tăng rất nhanh. Người nuôi dê cũng tốn ít công sức mà lại thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế rất rõ ràng... Theo như tính toán của hộ ông Phú, thời gian nuôi dê từ khi mới sinh cho đến lúc bán thịt là 8 tháng, dê có trọng lượng 30-35 kg/con, bán ra với giá 90.000- 100.000đồng/kg, mỗi năm thu nhập của gia đình ông cũng khoảng 30 triệu đồng/năm nhờ nuôi dê.


Theo anh Thào Mí Sử, Chủ tịch UBND xã Sủng Máng cho biết: Khi diện tích rừng trồng tăng sẽ hạn chế việc phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò... thì nuôi dê là lựa chọn phù hợp, bởi con dê là động vật ăn tạp, nguồn thức ăn sẽ phong phú hơn. Để khuyến khích người dân chú trọng hơn trong mô hình phát triển đàn dê, trong thời gian tới xã Sủng Máng tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ các hộ dân trong đầu tư phát triển chăn nuôi dê. Với việc quy hoạch và định hướng đúng đắn, nghiên cứu thị trường thì nuôi dê là cách làm mang lại hiệu quả cho người dân, mở ra hướng phát triển kinh tế giúp người dân ổn định nhanh cuộc sống, có thêm thu nhập.


Bài, ảnh: Tuấn Việt

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đa dạng các mô hình phát triển sản xuất ở xã Kim Ngọc
HGĐT- Xã Kim Ngọc có 9 thôn, trong đó 4 thôn người dân có thu nhập khá về kinh tế. Trong những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế được triển khai đến từng hộ dân, giúp người dân tại những thôn khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
10/07/2014
Hội thi cấy xã Yên Định lần thứ nhất năm 2014
HGĐT- Ngày 9.7, tại cánh đồng mẫu thôn Nà Xá, xã Yên Định (Bắc Mê) tổ chức Hội thi cấy lần thứ nhất, năm 2014. Đến dự, cổ vũ và hướng dẫn kỹ thuật có lãnh đạo huyện Bắc Mê, Phòng NN&PTNT, xã Yên Định và đông đảo người dân.
10/07/2014
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu đạt thấp so với kế hoạch
HGĐT- 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 119,3 triệu Đô la Mỹ (xuất khẩu 73,5 triệu Đô la Mỹ, nhập khẩu trên 45 triệu Đô la Mỹ) bằng 30% kế hoạch năm, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2013.
10/07/2014
Hội thảo Phát triển chuỗi giá trị chè chất lượng cao
HGĐT- Ngày 9.7, tại huyện Hoàng Su Phì, Sở NN-PTNT, UBND huyện Hoàng Su Phì và Tổ chức phát triển Hà Lan phối hợp tổ chức Hội thảo Phát triển chuỗi giá trị chè chất lượng cao và bền vững đến 2020. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, phát biểu. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố của tỉnh; các
10/07/2014