“Đưa hàng Việt về biên giới” đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân

07:56, 23/07/2014

HGĐT- Những chiếc áo phông đủ kiểu dáng, màu sắc, chủng loại dành cho cả nam và nữ được người dân ở vùng biên Phố Bảng (Đồng Văn) thích thú nâng lên ngắm nghía, lựa chọn trong phiên chợ đưa hàng Việt về biên giới của Trung tâm Khuyến công – xúc tiến công thương thuộc Sở Công thương tỉnh tổ chức. Phiên chợ này đã thu hút đông đảo nhân dân đến thăm quan, mua sắm tạo nên không khí sôi động tại đây.



Người dân thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn) mua sắm đồ dùng tại phiên chợ đưa hàng Việt về biên giới.


Trong đó, các mặt hàng có giá cả đa dạng từ mức 30 nghìn đồng tới vài trăm nghìn đồng được người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận; tạo nên sức cạnh tranh so với các loại hàng hóa Trung Quốc. Khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ” được dán ở quanh chợ để người dân có ý thức hơn về việc sử dụng hàng Việt. Mặc dù, việc đưa hàng Việt về các xã biên giới được thực hiện thường xuyên trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây, song đối với người dân ở thị trấn Phố Bảng thì những phiên chợ hàng Việt như thế này vẫn rất cần thiết do đáp ứng đúng nhu cầu mua sắm.


Chị Hoàng Thị Chiên, ở thị trấn Phố Bảng, cho biết: “Ở Phố Bảng ít bán các loại hàng đồ điện, quần áo, chăn màn... nên mỗi lần muốn mua đồ dùng cho sinh hoạt là tôi phải đi rất xa. Có phiên chợ đưa hàng Việt về thị trấn tôi rất phấn khởi vì được tiện lợi lựa chọn đồ dùng tại chỗ với giá cả vừa ý”. Trong mỗi phiên chợ đưa hàng Việt về biên giới có nhiều loại hàng thiết yếu như: Đồ gia dụng, đồ điện, quần áo, thực phẩm... phục vụ nhu cầu sinh hoạt có chất lượng, giá cả phù hợp với mức thu nhập của người dân ở vùng sâu, vùng xa. Theo ông Mai Văn Sướng, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, thì Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một chủ trương lớn nhằm khuyến khích người tiêu dùng đẩy mạnh việc dùng hàng nội địa, đưa các mặt hàng do Việt Nam sản xuất đến tận tay người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước; người dân có điều kiện tiếp cận các mặt hàng đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, có giá thành phù hợp với sức mua sắm. Đồng thời, cũng giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh có thể tìm kiếm mở rộng thị trường, tạo dựng uy tín với người tiêu dùng. Chính vì mục tiêu đó mà Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương tỉnh đã không quản ngại đường xá khó khăn, đi đến tận các xã vùng sâu, vùng xa để giới thiệu các mặt hàng do Việt Nam sản xuất đến với bà con các dân tộc.


Tại phiên chợ cũng cho thấy người dân ở đây rất quan tâm tới các mặt hàng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Việt Nam . Ông Hầu Dũng Sèo, một người dân ở thị trấn Phố Bảng, chia sẻ: “Các mặt hàng tại phiên chợ đưa hàng Việt về biên giới thường không được bán tại chợ cửa khẩu. Chợ hàng ngày chỉ bán các loại máy móc, cày, cuốc, phân bón... Do vậy, khi có phiên chợ này tôi phải tranh thủ tìm mua các loại quần áo, đồ dùng; giá cả, chất lượng các loại hàng này cũng hợp lý”. Cùng với việc người tiêu dùng chấp nhận mức giá cả và chất lượng của các mặt hàng trên cũng mở ra triển vọng về khả năng tiêu thụ hàng Việt ở các xã vùng biên. Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, Nguyễn Trung Ngọc, nhận định: “Việc đưa hàng Việt về biên giới rất có ý nghĩa đối với người tiêu dùng ở địa phương. Qua những phiên chợ như trên, nhận thức của bà con về dùng hàng Việt dần được nâng cao. Bằng chứng là lượng hàng hóa luân chuyển lên địa bàn huyện tăng cao trong những năm gần đây”. Người dân cho biết, mỗi năm ở đây mới có một phiên chợ đưa hàng Việt về biên giới; bà con rất vui mừng mong đến các phiên chợ kế tiếp.


Lê Hải

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

HTX chế biến chè Phìn Hồ: Khai trương văn phòng giới thiệu sản phẩm nông sản tại Hà Nội
HGĐT- Sau khi khảo sát, tìm hiểu thị trường, nhằm quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho bà con nông dân, ngày 20.7, HTX chế biến chè Phìn Hồ (huyện Hoàng Su Phì) đã khai trương Văn phòng giới thiệu và bán sản phẩm nông sản tại Hà Nội. Buổi lễ khai trương đã nhận được sự ủng hộ, chia vui của nhiều tổ chức, doanh nghiệp ở Hà giang và Hà Nội.
22/07/2014
Công ty chè Hùng An ổn định trong sản xuất, kinh doanh
HGĐT- Trong số các công ty cổ phần chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thì Công ty Cổ phần chè Hùng An nổi lên trên địa bàn huyện Bắc Quang và trong tỉnh với những năng lực vượt lên trong khó khăn của việc cạnh tranh thương hiệu, thị trường, giữ vững ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ, chế độ chính sách với Nhà nước,
22/07/2014
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ở Tả Lủng
HGĐT- Xác định phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu cơ bản trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM và hình thành được những mô hình chăn nuôi bước đầu có hiệu quả.
22/07/2014
Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng ở Khâu Piai
HGĐT- Theo chân anh Dũng - cán bộ xã Mậu Duệ (yên Minh), chúng tôi vượt qua gần 5km đường núi quanh co với độ dốc lớn từ trung tâm xã đến Khâu Piai, một thôn vùng cao của xã Mậu Duệ. Những năm gần đây, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, năng suất lúa, ngô đã tăng đáng kể; sản lượng lương thực ngày một cao, đời sống của người dân cũng đỡ vất vả hơn.
22/07/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.