Đa dạng các mô hình phát triển sản xuất ở xã Kim Ngọc

08:13, 10/07/2014

HGĐT- Xã Kim Ngọc có 9 thôn, trong đó 4 thôn người dân có thu nhập khá về kinh tế. Trong những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế được triển khai đến từng hộ dân, giúp người dân tại những thôn khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.


Anh Ngọc Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Ngọc cho biết: Xã đặc biệt quan tâm chú trọng công tác XĐGN cho người dân. Theo từng năm, xã xây dựng bảng thống kê các hộ nghèo trên địa bàn, đến từng hộ dân tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh kinh tế dẫn đến nghèo của từng hộ. Từ đó, đưa ra chính sách hỗ trợ, biện pháp khắc phục, tạo điều kiện để người dân tập trung sản xuất. Thực tế cho thấy, cuộc sống nhiều hộ gia đình gặp khó khăn chủ yếu do người dân không có nguồn vốn để sản xuất, thiếu đất canh tác hoặc có đất canh tác nhưng sử dụng không hiệu quả... Vì thế, xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn và kỹ thuật cho người dân phát triển sản xuất. Ngoài việc triển khai các chương trình XĐGN của Nhà nước, xã hỗ trợ cung cấp 50% giống cây trồng, phối hợp cùng với Ngân hàng Chính sách cho vay vốn để người dân mở rộng và phát triển sản xuất. Tập trung chỉ đạo nhân dân chăm sóc, bảo vệ các loại cây trồng trong vụ Đông - xuân, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng lúa vụ mùa đúng thời vụ. Giao nhiệm vụ cho cán bộ khuyến nông thường xuyên theo sát tình hình sản xuất nông nghiệp trong xã. Tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh. Nhiều mô hình thu nhập cao được xã tiếp tục nhân rộng và đảm bảo quyền lợi cũng như đầu ra cho sản phẩm. Tiêu biểu có mô hình trồng mía vàmô hình trồng cây cao su ở thôn Tân Điền và thôn Vãng; nuôi cá kết hợp với du lịch sinh thái của cựu chiến binh Nguyễn Đình Trọng ở thôn Nặm Mái...


Anh Ngọc Văn Bảo cho biết thêm: Đối với những hộ thiếu đất canh tác ở thôn Mâng, Quý Quân, Quý Quốc... xã khuyến khích người dân tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao như trâu, dê, lợn... Đến nay tổng đàn gia súc đạt 1.098 con trâu, 3.183 con lợn, dê 832 con và khoảng 20.400 con gia cầm, nhờ đó mà nhiều thôn, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhanh chóng, trong đó tiêu biểu có thôn Nặm Mái. Đến nay theo thống kê, thôn Nặm Mái chỉ còn 2 hộ nghèo trong tổng số 54 hộ, trung bình mỗi hộ trong thôn đều có ít nhất 5 con lợn và 2 con trâu. Thu nhập bình quân 21 triệu/người/năm. Bên cạnh đó, với vị trí nằm trên Quốc lộ 279, xã cũng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mở rộng các dịch vụ buôn bán tạp hóa, dịch vụ ăn uống, mở các xưởng chế biến lâm sản để tận dụng thế mạnh của địa phương mình. Hiện tại, trên địa bàn xã có 7 xưởng chế biến lâm sản chủ yếu chế biến gỗ cây keo, giải quyết việc làm cho nhiều người dân lao động trên địa bàn.


Với chủ trương “xây dựng và phát triển kinh tế gắn với công tác XĐGN”, nhiều năm qua xã Kim Ngọc đã có bước đột phá, đổi mới tư duy sản xuất cho người dân. Nhiều thôn, nhiều hộ gia đình đã phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo trở thành thôn khá, hộ giàu, hình mẫu cho xã. Tuy nhiên, trước vấn đề người dân thiếu đất canh tác, các hộ dân sống không tập trung thì công tác XĐGN ở xã Kim Ngọc vẫn còn gặp nhiều khó khăn.


Văn Long

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thảo Phát triển chuỗi giá trị chè chất lượng cao
HGĐT- Ngày 9.7, tại huyện Hoàng Su Phì, Sở NN-PTNT, UBND huyện Hoàng Su Phì và Tổ chức phát triển Hà Lan phối hợp tổ chức Hội thảo Phát triển chuỗi giá trị chè chất lượng cao và bền vững đến 2020. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, phát biểu. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố của tỉnh; các
10/07/2014
Đồng Văn quan tâm phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
HGĐT- Cùng với việc xác định lấy nông nghiệp, phát triển du lịch là trọng tâm; thời gian qua, huyện Đồng Văn đặc biệt quan tâm, chú trọng tới việc khai thác các lợi thế tiềm năng của địa phương trong việc mở rộng các ngành nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN), bước đầu đã tạo chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.
10/07/2014
Sản xuất bền vững ở Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản
HGĐT- Đầu tư chiều sâu vào công nghệ tiên tiến để hướng tới nền sản xuất “sạch” bền vững, là những việc Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang đang làm bấy lâu nay.
10/07/2014
Vì sao các doanh nghiệp thủy điện chậm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng
HGĐT- 84.554 hộ dân tham gia bảo vệ trên 180 nghìn ha rừng thuộc lưu vực các nhà máy thủy điện đã góp phần điều tiết, cung cấp nước sản xuất điện với sản lượng mỗi năm hàng tỷ KWh, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, các công ty sản xuất điện lại nợ của người dân gần 34 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), ảnh hưởng đến quyền lợi hàng chục nghìn hộ dân cung
09/07/2014